Đột nhập phòng thi "nóng" nhất nhạc viện

Thi vào khoa Thanh nhạc và khoa Piano luôn "nóng" trong mùa tuyển sinh hàng năm, nay lại càng nghẹt thở hơn vì chỉ tiêu tuyển sinh của Nhạc viện giảm. Tiêu chí tuyển chọn khá khắc nghiệt vì chỉ tuyển tài năng thực sự, cộng với tỉ lệ chọi cao khiến cho các thí sinh mướt mồ hôi sau mỗi buổi thi.

Đột nhập phòng thi "nóng" nhất nhạc viện

Đột nhập phòng thi `nóng` nhất nhạc viện

Thí sinh thi vào hệ trung cấp thanh nhạc của nhạc viện



Khoa Piano, 1 chọi hơn 10



Nhạc viện TP.HCM có 9 khoa thì riêng khoa Thanh nhạc đã có số thí tham dự chiếm 50% lượng thí sinh thi vào Nhạc viện. Khoa Piano có số lượng thí sinh dự thi ít hơn nhưng lại "nóng" bởi sự chọn lọc khắt khe, với tỉ lệ chọi khoảng 1/10 đến 1/11.

Ông Phạm Ngọc Doanh, phó giám đốc Nhạc viện TP.HCM cho biết: Năm nay, có 200 thí sinh thi vào Khoa Piano (cả hệ trung cấp và ĐH) nhưng chỉ tuyển 17-18 em. "Thú thật, bây giờ nhiều em trình độ rất khá, giám khảo ngồi dưới đau đầu vì không tuyển cũng tiếc, nhưng chỉ tiêu có hạn nên bắt buộc lấy từ trên xuống dưới".

Theo ông Doanh, khi kinh tế phát triển, nhiều người đã đầu tư ghê gớm cho con theo đuổi ngành học thuộc dạng "quý tộc" như piano, thứ nhất là đầu tư dài hạn, tốn nhiều tiền mà hiệu quả có thể bị "xôi hỏng bỏng không" giữa chừng. Chuyện những thí sinh đã thi đậu trung cấp piano, thi lên ĐH pinao bị rớt là chuyện thường. Thi tuyển khắt khe như vậy, chỉ có những thí sinh con nhà nòi, hoặc năng khiếu bẩm sinh thật xuất sắc thì mới có thể ung dung ở cuộc thi.

Tại Trung tâm bồi dưỡng năng khiếu của Nhạc viện, có tới 500 người từ trẻ tới già đang theo học piano tại đây. Điều đó cho thấy nhu cầu rất lớn của xã hội, đồng thời đây cũng là lý do vì sao ngày càng có nhiều thí sinh thi vào Khoa Piano hơn.

Thí sinh Văn Thành Trung (con trai út của nhạc sĩ Văn Thành Nho) thi vào ĐH piano năm nay, tâm sự ngắn trước khi vào cuộc thi căng thẳng: Em đã làm quen với đàn piano từ 4-5 tuổi, sau đó là những chuỗi ngày tập luyện và tập luyện. Hàng ngày, em chỉ biết đến cây đàn. Hôm nay luyện thấy được, ngày mai lại không hài lòng, lại tập tiếp.

Trung không lo lắm về việc mình sẽ làm gì trong tương lai, chỉ cần tập đàn cho giỏi là được. Em tỏ ra rất tự tin trước cuộc thi tuyển dù có đôi chút hồi hộp.

Thí sinh không chuyên khó đậu



Có mặt tại phòng thi tuyển trung cấp thanh nhạc, nơi NSƯT Tạ Minh Tâm cùng các giảng viên đang ngồi "đãi cát tìm vàng", mới thấy việc tuyển chọn được một thí sinh có năng khiếu ca hát không hề dễ dàng. Cả một buổi chiều mới thấy có một thí sinh khá đặc biệt, còn lại nằm trong danh sách "chờ".
Theo nghệ sĩ Tâm, thông thường, rất ít thí sinh chưa từng học thanh nhạc bài bản tại Nhạc viện có thể thi đậu vào hệ trung cấp Nhạc viện.

Đột nhập phòng thi `nóng` nhất nhạc viện

Thí sinh thi vào hệ đại học khoa piano của nhạc viện


Chẳng hạn, năm nay có khoảng 45 em thi từ hệ trung cấp ngắn hạn lên dài hạn, 60 thí sinh học phổ thông bình thường vào thi, thế nhưng, có thể trong 60 em ấy, có khi chỉ chọn được 1 em.

Thật ngạc nhiên, nhiều thí sinh chỉ hát vài câu đã bộc lộ ngay chất giọng yếu hoặc sai nhạc, không có nhạc cảm nhưng vẫn đi thi. Hỏi nhạc sĩ Tạ Minh Tâm, ông cho biết, lý do các thí sinh không có ai hướng dẫn, có khi bạn bè khen hát hay tưởng thật nên đi thi, tuy nhiên, "tôi lại thấy điều đó cũng dễ thương".

Có những em rất đam mê ca hát, và cần phải có cơ hội để thử sức mình, các em có toàn quyền lựa chọn. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tuyển được những thí sinh thật sự có năng khiếu.

Một thí sinh bước ra khỏi phòng thi sau khi chỉ cần cất lời ba câu là ban giám khảo đã cho dừng. Thí sinh cho biết: mọi lần em thi thấy chỉ có hai ba người ngồi chấm, hôm nay thấy đông giám khảo em rất run nên hát không hết sức mình được.

Theo nghệ sĩ Tạ Minh Tâm, để thi đậu, thí sinh không phải ngẫu hứng đi thi mà đậu được, nhất là khi giáo dục âm nhạc ở phổ thông hiện nay rất yếu. Những thí sinh đã học bài bản mới đủ tự tin thể hiện thành công mấy bài hát mà không xuống hơi hay thiếu nhạc cảm.

Hoá ra, ca hát không phải chuyện dễ như nhiều thí sinh lầm tưởng.

Theo Vietnamnet

Theo Vietnamnet

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !