Đợt 1 kỳ thi tuyển sinh Đại học 2011: Không xảy ra sự cố lớn

Ngày 4 và 5/7, gần 700.000 thí sinh dự thi ĐH đợt 1 khối A và V của 107 trường ĐH đã hoàn thành kỳ thi với 3 môn Toán, lý Hóa. Theo nhận định của Ban chỉ đạo tuyển sinh (Bộ GD&ĐT),kýthi đã diễn ra suôn sẻ, không xảy ra các sự cố lớn.

Đợt 1 kỳ thi tuyển sinh Đại học 2011: Không xảy ra sự cố lớn

Ngày 4 và 5/7, gần 700.000 thí sinh dự thi ĐH đợt 1 khối A và V của 107 trường ĐH đã hoàn thành kỳ thi với 3 môn Toán, lý Hóa. Theo nhận định của Ban chỉ đạo tuyển sinh (Bộ GD&ĐT),kýthi đã diễn ra suôn sẻ, không xảy ra các sự cố lớn.

Kết thúc 2 ngày thi của đợt 1, tại các Hội đồng thi trên cả nước có 126 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy chế, trong đó 33 thí sinh bị khiển trách, 10 thí sinh bị cảnh cáo, 80 thí sinh bị đình chỉ và 3 thí sinh đến muộn không được dự thi. Có 4 cán bộ bị xử lý kỷ luật trong đợt 1.

Đề thi bám sát chương trình phổ thông

Theo TS Phạm Văn Thạo, giáo viên trường THPT Chuyên ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), so với năm ngoái đề Toán không khó hơn, nhưng để làm được bài tốt, học sinh không thể học tủ và phải có nền tảng kiến thức chắc chắn. Đề môn Vật lý, ra theo hình thức trắc nghiệm nên bao quát được chương trình, tuy nhiên vẫn nằm trong chương trình phổ thông của Bộ, không mang tính chất đánh đố học sinh.

Đợt 1 kỳ thi tuyển sinh Đại học 2011: Không xảy ra sự cố lớn

Thí sinh vui vẻ sau khi thi xong môn Hóa - Ảnh: Quỳnh Anh

GS Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường PTTH Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng: “Đề thi toán năm nay hay bởi nó phân loại được học sinh: phải là những học sinh thật sự có năng lực về toán, biết lập luận, có kỹ năng tính toán thuần thục và nhanh nhạy mới có thể đạt điểm tối đa".

Thầy Hà Huy Bằng, phó khoa Vật lý ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận xét: “So với năm 2010, đề thi khó hơn. Có quá nhiều câu hỏi ra vào phần điện từ trường và dao động cơ, trong đó có những câu hỏi khó chỉ những học sinh giỏi mới có thể làm được và phải dành nhiều thời gian cho nó. Với thời gian trung bình 1,5 phút/câu hỏi thì thí sinh không thể trả lời được nhiều câu hỏi, như câu hỏi về con lắc vật lý, hạt nhân..."

Riêng với môn hóa, thi sáng 5/7, hầu hết các thí sinh hài lòng sau khi làm bài. Các em cho rằng, với 50 câu trắc nghiệm, đề Hoá hầu hết nằm trong kiến thức lớp 12, phần lý thuyết và bài tập ngang nhau; các câu hỏi phần Vô cơ chiếm đa số, một số câu chỉ cần tư duy có thể đoán được đáp án.Thí sinh Nguyễn Thị Hường dự thi vào Học viện Ngân hàng (Hà Nội) cho biết: "Theo em thì môn hóa dễ nhất trong 3 môn thi vừa qua, bám sát chương trình sách giáo khoa. Em làm được khoảng 80%. Cũng có một số câu phân loại chỉ có học sinh khá giỏi mới làm được".

Đà Nẵng: Thí sinh bỏ thi giữa chừng khá nhiều

Đợt 1 kỳ thi tuyển sinh Đại học 2011: Không xảy ra sự cố lớn

Thí sinh Trường ĐH Thủy Lợi sau giờ thi - Ảnh: Xuân Trường

Sau 2 ngày thi căng thẳng, hơn 40.000 sĩ tử Đà Nẵng đã kết thúc đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH 2011. Với thời tiết nóng nực nhiều thí sinh tại các điểm thi Đà Nẵng tỏ ra khá mệt mỏi sau buổi thi đầu tiên. Trong sáng 4/7, đã có trường hợp thí sinh phải dừng thi nửa chừng do bị đau bụng hoặc do bị ngất xỉu.

Hội đồng tuyển sinh Đại học 2011 tại các tỉnh miền Trung cho biết, năm nay tỷ lệ thí sinh tham dự kỳ thi đợt 1 vào trường tại Huế, Đà Nẵng và Quy Nhơn đều vượt trên 80% so với hồ sơ đăng ký. Đối với khối A, Đà Nẵng có 34.700 thí sinh tham gia dự thi, chiếm tỷ lệ 86,4% tổng số 38.681 hồ sơ đăng ký dự thi. Còn khối V, tỷ lệ thí sinh tham dự chiếm 91,52%.

Tuy nhiên, tình trạng thí sinh bỏ thi giữa chừng vẫn còn khá nhiều. Trong chiều 4/7, số thí sinh dự môn thi Vật Lý chỉ còn 33.145 thí sinh. Theo một số cán bộ coi thi nhận định: do đề thi môn Toán năm nay nhiều thí sinh bỏ bài, tâm lý hỏng môn thi buổi sáng khiến nhiều thí sinh đã bỏ thi giữa chừng.Kết thúc đợt 1, kỳ thi tuyển sinh ĐH 2011, Đà Nẵng có 5.285 thí sinh vắng thi, có 7 trường hợp bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế trong khi làm bài thi. 7 trường hợp vi phạm này đều liên quan đến ĐTDĐ, có 2 trường hợp bị khiển trách.

Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng cũng xét đặc cách vào thẳng ĐH cho 2 thí sinh có trường hợp đặc biệt. Đó là trường hợp của thí sinh Trương Thị Thương (1991) là nạn nhân chất độc da cam, em chỉ cao 70cm và em Nguyễn Thị Phượng (1993) bị tật bẩm sinh.

Đại học Đà Nẵng đã tăng cường3.216 cán bộ coi thi, 700 cán bộ công an... tại các địa điểm thi, nhằm đảm bảo công tác tuyển sinh diễn ra an toàn, thuận lợi.

Tại kỳ thi tuyển sinh đợt 1 vào khoa Vật lý trường Đại học Khoa học Huế có 1 thí sinh 61 tuổi vẫn quyết tâm đi thi. Đó là thí sinh Trần Văn Minh, trú tại Tây Trì, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Ông Trần Văn Minh trước đây đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, đi dạy ở huyện miền núi Nam Đông và huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) 12 năm. Sau đó vì sức khỏe yếu nên ông phải về hưu sớm.

TP.HCM: Tái diễn sự cố giám thị ký nhầm

Sự cố giám thị hướng dẫn và ký nhầm vào giấy thi của thí sinh đã xảy ra tại ngày thi thứ 2 tại Học viện Quân y, cơ sở 2, phòng thi 032. Tuy nhiên, lỗi này đã được phát hiện sau 7- 10 phút làm bài. 19 thí sinh trong phòng thi đã thống nhất với phương án đổi giấy làm lại, ký biên bản giữ nguyên bài thi.

Tổng kết sau 3 buổi thi, tại TPHCM lượng thí sinh giảm nhiều. Ghi nhận tại hội đồng thi của ĐH Kinh tế TP.HCM có lượng thí sinh giảm 4.795 so với số hồ sơ dự thi ban đầu. Tương tự, hội đồng thi Marie Curi, quận 3 của ĐH Mở Bán công, số lượng thí sinh giảm 269 so với 1.181 số hồ sơ.

Theo ông Đỗ Quốc Anh, Vụ trưởng, Giám đốc Cơ quan Bộ GD&ĐT tại TP.HCM cho biết: “Kết thúc đợt 1, kỳ thi tuyển sinh Đại học rất nhiều ý kiến cho rằng đề thi năm nay có độ khó cao hơn năm trước. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì đề thi năm nay có khả năng phân loại tốt, hầu hết đều nằm trong chương trình lớp 12 nên việc tập trung ôn luyện kiến thức cơ bản sẽ giúp cho thí sinh đạt kết quả tốt”.

NHÓM PHÓNG VIÊN THỜI SỰ

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !