Đồng loạt tăng viện phí, người bệnh thêm gánh nặng
Đồng loạt tăng viện phí, người bệnh thêm gánh nặng
Giá khám chữa tự nguyện được Bộ Y tế kiểm soát ra sao?
Đắt "cắt cổ" như phòng khám tự nguyện BV công
Gầm giường, hành lang bệnh viện cũng không còn chỗ chen
Xung quanh việc tăng giá viện phí mới, PV gặp gỡ ghi nhận ý kiến của một số người dân. Bác Phạm Văn Xuân (Ứng Hòa - Hà Nội) cho biết, trong đời người, ai ít nhất cũng một vài lần đi viện khám chữa bệnh. Việc tăng giá viện phí và các dịch vụ đi kèm đối với người có tiền, khá giả thì không đáng lo ngại. Còn nông dân như chúng tôi mỗi lần đi viện khám sơ qua mất cả tấn thóc rồi, nếu nằm viện chữa bệnh nữa thì viện phí mất cả chục tấn thóc như chơi, làm vài năm "một nắng hai sương" mới đủ.
Đấy là bệnh nhẹ, còn bệnh nặng thì chi phí còn cao gấp nhiều lần, chưa kể các dịch vụ ăn theo khác... Tóm lại, nông dân chúng tôi mất thêm vài tấn thóc nữa để đi viện. Viện phí tăng nhưng không biết có giảm như giá cả ngoài thị trường không. Nếu cứ như vậy, thực sự thêm gánh nặng cho dân nghèo chúng tôi… mỗi khi đi có bệnh.
Bác Xuân nhờ báo đài phản ánh ý kiến kiến nghị, cơ quan chức năng cần có những chính sách khám chữa bệnh đối với những hộ gia đình nghèo. Vì viện phí tăng cao như vậy thì hộ nghèo không bao giờ đi khám chữa bệnh được, mặc dù đã có có sổ BHYT nhưng mang sổ đến viện để khám chữa bệnh thì vẫn mất nhiều khoản tiền vô lý lắm…
Viện phí tăng, thêm phần gánh nặng cho người dân mỗi khi đến viện |
Chị Trần Thị Yến (Quảng Ninh) đến Hà Nội thăm người nhà nằm viện cho rằng, tăng viện phí nhưng chất lượng khám chữa bệnh, nhân viên chăm sóc… có tốt hơn không hay vẫn như vậy. Tình trạng chen chúc nhau khám chữa bệnh mỗi lần người nhà tôi đi viện, phải đến chờ xếp hàng khám từ tờ mờ sáng… Thật xót ruột mỗi khi thanh toán viện phí, rồi mua thuốc theo đơn kê, giờ lại có chủ trương tăng giá mới người dân chúng tôi thêm phần gánh nặng mỗi khi đến viện.
Chị Yến còn cho biết, không chỉ vậy, giá thuốc chữa bệnh cũng ngày một tăng. Mới đây, tôi đi mua một vài loại thuốc cho người nhà cảm cúm như hộp dầu gió Thiên Thảo tăng thêm 16.000 đồng một hộp, thuốc Bạch Hổ dạng hộp cũng tăng thêm đến 27.000 đồng/hộp…
Cô Lê Thị Chiên ( Thanh Trì - Hà Nội) cho rằng, năm nào tôi cũng tham gia mua cái thẻ BHYT khám chữa bệnh. Thẻ BHYT được hiểu là gom tiền của người khỏe để chữa cho những người bệnh, nhưng viện phí tăng, người ta lại kêu gọi người dân mua BHYT để khi ốm đau đỡ tiền đi viện.
Nhưng nếu người dân chúng tôi ai ai cũng mang thẻ bảo hiểm đi khám chữa bệnh để hưởng lợi thì làm vỡ quỹ bảo hiểm mất. Hơn nữa, viện phí tăng thì tới đây, chắc rằng phí mua thẻ BHYT chắc chắn cũng tìm cách tăng.
Theo cô Chiên, ngành y tế nên có lộ trình thực hiện viện phí mới để làm sao để chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và mức thu viện phí tương xứng. Cơ quan quản lý nên thành lập tổ giám sát giá viện phí, nếu BV nào đáp ứng được các tiêu chí về dịch vụ, chất lượng khám chữa bệnh, giường, buồng… thì mới đồng ý cho tăng, còn không thì chưa cho tăng giá. Chứ không để tình trạng cứ BV nào xin tăng cũng đồng ý cho tăng giá thì khổ người dân đi khám chữa bệnh./.
Trao đổi với báo chí, về việc tăng viện phí và lo ngại bệnh nhân bị tăng đúp chi phí vì các bệnh viện lạm dụng tăng các dịch vụ khám chữa bệnh, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), việc điều chỉnh viện phí lần này sẽ được giám sát chặt chẽ.
Trong quá trình thực hiện giá viện phí mới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành thanh, kiểm tra. Bệnh viện nào cung cấp chất lượng dịch vụ không tương xứng với giá đã điều chỉnh sẽ bị yêu cầu hạ giá xuống.
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT - BHXH Việt Nam cho biết khi thực hiện giá viện phí mới, người bệnh BHYT sẽ không bị thu thêm bất kì khoản tiền nào và phía BHXH sẽ thiết lập đường dây nóng để người bệnh có kênh phản ánh chính thức.
Tin, bài liên quan
Giá khám chữa tự nguyện được Bộ Y tế kiểm soát ra sao?
Đắt "cắt cổ" như phòng khám tự nguyện BV công
Gầm giường, hành lang bệnh viện cũng không còn chỗ chen
NGUYỄN HIẾU