Donald Trump đi nước cờ cao, thay đổi chính sách của Mỹ tại Syria?
Ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ đời thứ 45 |
Kết thúc cuộc bầu cử ngày 8/11 vừa qua tại Mỹ, tỷ phú đảng Cộng hòa Donald Trump đã bất ngờ giành chiến thắng và trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đời thứ 45. Dư luận thế giới đang đặt ra câu hỏi trước chính sách của Tân Tổng thống với các vấn đề thế giới.
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã ám chỉ khả năng từ bỏ hỗ trợ phe đối lập và không sẵn sàng lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Người Mỹ và Châu Âu có thể đã cho rằng ông Trump quy phục Tổng thống Putin ngay từ quyết định đầu tiên của mình, nhưng trên thực tế ông chủ mới của Nhà Trắng trái lại đang củng cố vị thế của mình trước đối tác Nga trong các cuộc đàm phán tương lai.
Còn khoảng hai tháng nữa tỷ phú Donald Trump mới trở thành ông chủ của Nhà Trắng, nhưng ngay từ bây giờ Tổng thống mới đắc cử đã vạch ra chính sách mới của mình, bao gồm cả chính sách trên đấu trường quốc tế.
Thực ra phe đối lập là những ai?
Mong muốn của ông Trump thực hiện lời hứa của mình về chiến dịch Syria được cho là "tiết lộ" mang tính cách mạng nhất. Theo đó, ông cho rằng Hoa Kỳ cần tập trung vào cuộc chiến chống phần tử khủng bố "nhà nước Hồi giáo" (IS), thay vì cố gắng lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Ông Trump đã không nhận được câu trả lời cho câu hỏi về phe đối lập - họ là những ai? - bởi Mỹ rõ ràng sẽ chối bỏ việc hỗ trợ cho thế lực chống đối ông Assad ở Syria.
Tờ New York Times của Mỹ đưa tin rằng ông Trump có ý định ngừng cung cấp hệ thống chống tăng cho phe đối lập. Vị Tổng thống mới đắc cử lờ đi yêu cầu của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter về việc "không liên kết cũng như không hợp tác với Nga, khi nước này không làm điều đúng đắn (tức là chỉ đối phó với IS và ủng hộ chính quyền ông Assad)". Ông Trump cho biết, về mặt cá nhân ông không có thiện cảm với nhà lãnh đạo Syria, nhưng nếu lật đổ chế độ ông Assad có thể dẫn đến gia tăng chủ nghĩa cực đoan trong khu vực, từ đó kéo theo những nguy cơ mà chủ nghĩa này mang đến cho Hoa Kỳ.
Tuyên bố của ông Trump tất nhiên là nhận được sự chấp thuận từ Damascus và Moscow. Trong khi Syria bày tỏ hy vọng có một cuộc đối thoại với người Mỹ, còn quan chức Nga lại tuyên bố họ ít khi đối thoại. Phát ngôn viên của Tổng thống Putin Dmitry Peskov cho biết Moscow chỉ quan tâm đến việc làm thể nào để nhanh chóng tiến hành việc hợp tác mang tính chất xây dựng của Mỹ trong vấn đề Syria, và nước này không muốn chờ vài tháng trước lễ nhậm chức chính thức của Tân Tổng thống Trump.
Trong "Phe đối lập ôn hòa" rõ ràng tâm trạng u ám đang chiếm ưu thế. Việc từ bỏ hỗ trợ chính trị và quân sự từ Hoa Kỳ và việc Washington không ủng hộ lật đổ chế độ Assad sẽ giáng cho họ một đòn nghiêm trọng.
Cần nhớ rằng Điện Kremlin đã đạt được thỏa thuận với nhà tài trợ chính thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan đã tự ý từ bỏ việc hỗ trợ quân nổi dậy ở Aleppo và bắt đầu quá trình bình thường hóa quan hệ với Damascus, khi được bù lại bằng việc tự chủ trong với vấn đề người Kurd.
Trong tình thế này, một loạt các lực lượng từ Aleppo có thể nhận ra việc chống đối là không có lợi mà đi đến đàm phán với ông Bashar al-Assad.
Ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ đời thứ 45 |
Khắc phục thế nào?
Kết quả của mọi việc dẫn đến cú sốc của châu Âu. Chính sách của EU hiện nay chưa sẵn sàng cho một bước ngoặt như thế đối với chế độ ông Assad, có ý kiến cho rằng ông Trump đang chuyển giao vị trí cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thậm chí nếu ông Trump muốn nhượng lại cho Moscow vị thế của mình trong vấn đề Syria thì tại sao lại làm giảm giá trị của mình khi tuyên bố Hoa Kỳ sẽ từ bỏ phe đối lập và đàm phán với ông Assad?
Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn hy vọng thuyết phục được nhà lãnh đạo Mỹ - không giống như các chiến binh nổi dậy ở Syria, những nước này có kênh riêng gây ảnh hưởng đến Washington
Như tiết lộ của tờ The Times của Anh thì các nhà chức trách ở Vương quốc Anh đang cố gắng tìm cách gây ảnh hưởng đến Tổng thống Mỹ. Kể từ khi các ảnh hưởng có hiệu quả với các nhà lãnh đạo, London đã xem xét một cách cẩn thận vị thế của châu Âu với tân Tổng thống và đã không tham gia thảo luận công khai về đề tài "sống thế nào dưới thời ông Trump".
Nhưng chiến lược của London khó mà đi đến thành công. Và không chỉ có vậy, theo ghi nhận của Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin thì những dự định của Anh chưa chắc đã thuận lợi bởi tình thế có thể lật ngược.
Ông Trump có lập trường rất phù hợp và thực tế, kết hợp với mong muốn củng cố vị thế của Hoa Kỳ trong vấn đề Syria, cũng như nâng cao hiệu quả chính sách ngoại giao của Mỹ.
Liệu các bên có hài lòng với sự đền đáp mới?
Trước hết việc cào bằng các chi phí không chỉ nói suông là được. Ông Trump đã sử dụng ngôn từ chuẩn xác khi bày tỏ sẵn sàng thay đổi tình hình ở Syria và lưu ý mong muốn của ông thực hiện điều đó.
Do đó ông đã chứng minh ý định nghiêm túc của mình và chỉ ra rằng việc thay đổi là rất khó khăn. Và để thuyết phục Quốc hội ủng hộ Tổng thống thì ông Putin cần trao cho ông Trump một sự đền đáp xứng đáng. Và sự đền đáp nên nhiều hơn những gì được tuyên bố.
Rốt cuộc, trước đó bản chất của việc đền bù này rất rõ ràng: Hoa Kỳ muốn có được từ Moscow hướng đi của ông Bashar al-Assad một cách chính xác và rõ ràng. Và Tổng thống Obama không phải ghét gì người đồng cấp ở Syria của mình, mà vì sau những thất bại ở Iraq, Libya, Afghanistan (cũng như một số ở Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Yemen), người Mỹ cần một chiến thắng ít nhất là ở chiến dịch Syria.
Và chiến thắng luôn có nghĩa là đạt được mục tiêu và mục đích Mỹ là "giải thoát Syria khỏi chính quyền ông Bashar al-Assad". Không có sự khác biệt nào giữa khả năng tự nguyện ra đi hay là bị lật đổ cả.
Do đó điện Kremlin có thể nhượng lại cho Mỹ "công thức chấp nhận" sự ra đi của ông Assad (ví dụ như một tuyên bố công khai về việc nhà lãnh đạo Syria từ chối tham gia vào một cuộc bầu cử mới), và việc đạt được sự nhượng bộ công thức này rất quan trọng, không chỉ là ở Syria.
Và Tổng thống Putin phải tìm một sự đền bù khác do ông Trump lựa chọn trong các cuộc đàm phán Nga-Mỹ tương lai.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump |
Liệu các bên có thể cùng hợp tác?
Mặc dù các tuyên bố của ông Trump dường như làm các cuộc đàm phán phức tạp hơn, nhưng về mặt chiến lược lại thuận lợi cho Nga.
Ít nhất thì việc cùng có được lập trường của cả Nga và Mỹ về vấn đề Syria có thể dẫn đến một thực tế rằng Washington và Moscow sẽ cùng nhau chiến đấu chống lại kẻ thù chung.
Một hệ quả quan trọng của việc này là những tuyên bố của ông Trump có thể tháo "nút thắt" với Al-Qaeda.
Ông Trump sẽ không chỉ đơn giản là từ chối "đấu lại quỷ dữ", mà thực tế còn đổ lỗi hậu quả của giao dịch trên cho ông Obama.
Nói trắng ra là Tổng thống đương nhiệm đang đọc vị luật chơi của ông Trump và không muốn đi vào lịch sử Hoa Kỳ như một kẻ phản bội lại các nạn nhân ngày 11/9. Vì thế ông Obama đã ra lệnh truy tìm và tiêu diệt lãnh đạo của "Al-Nusra" cũng như vội vàng chiếm đóng Mosul (Thủ phủ của IS tại Iraq).
Nhưng liệu mọi thứ có còn kịp không? Hay tất cả vinh quang của chiến thắng trước chủ nghĩa khủng bố và cứu tinh của thế giới khỏi chiến tranh hạt nhân sẽ thuộc về vị tỷ phú lập dị nhưng biết nhìn xa trông rộng?