Dồn lực nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-SH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đề ra mục tiêu đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên của đồng bào các dân tộc thiểu số
Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại cuộc họp ban chỉ đạo phát triển KT-XH đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức sáng 24/6, tại Hà Nội.
Tại cuộc họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban đang phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu phục vụ Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư chương trình theo quy định.
Ủy ban Dân tộc ban hành tiêu chí xác định xã, thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi và phân định xã, thôn theo trình độ phát triển; đồng thời chủ trì, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi phân định theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025; xây dựng tiêu chí, định mức, nguyên tắc phân bổ vốn thực hiện chương trình trong trung hạn và hằng năm. Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ được phân công, các bộ, ngành Trung ương đang tích cực triển khai công việc được giao, nhất là hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế quản lý đối với chương trình mục tiêu quốc gia này.
Chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số và miền núi, vừa góp phần kích thích cung cầu, tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa mang ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội. Ảnh: Tâm Tâm |
Theo Ủy ban Dân tộc, nội dung chủ yếu của chương trình gồm 10 dự án thành phần, như: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào; chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư tạo sinh kế bền vững; truyền thông, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đặt mục tiêu cụ thể là thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025, tối thiểu là 147.052 tỷ đồng. Căn cứ kết quả thực hiện giai đoạn 1, Chính phủ trình Quốc hội quyết định nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030.
Vận động nhân dân chung sức tham gia
Về các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương liên quan phối hợp tốt hơn nữa, quyết tâm hoàn thành tất cả công tác chuẩn bị để có thể triển khai thực hiện, trong đó tập trung hoàn thiện thể chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình giai đoạn 5 năm và năm 2021 theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đặc biệt chú trọng nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp để khuyến khích, huy động thêm các nguồn lực từ quốc tế và xã hội để thực hiện chương trình.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức tham gia thực hiện Chương trình; kịp thời tuyên dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, từng bước nhân rộng ra toàn vùng.
Nông dân huyện Mường Khương - Lào Cai thu hoạch dứa. Ảnh: Tâm Tâm |
Về việc tăng cường công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan trong xây dựng và ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban Dân tộc khẩn trương tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền theo quy định trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến tham gia của các bộ, ngành.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Bộ Nội vụ, khẩn trương hướng dẫn để Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiện toàn tổ chức phối hợp liên ngành giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình trên địa bàn theo nguyên tắc tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số và miền núi đóng một vai trò vô cùng lớn, vừa góp phần kích thích cung cầu, tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh, vừa mang ý nghĩa quan trọng về an sinh xã hội, đặc biệt là đối với các đối tượng yếu thế, các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa.
Tâm Tâm
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.