Nét văn hóa tâm linh trong lễ rước kiệu ngày khai hạ

Như thường lệ, cứ 3 năm 1 lần, chính quyền địa phương và người dân xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại tổ chức rước kiệu ngày khai hạ. Đây là hoạt động mang ý nghĩa văn hóa tâm linh của người dân làng mộc truyền thống.

{keywords}
Đền Thái Yên được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1994.

Khác với phong tục tập quán của nhiều địa phương trong vùng, hàng năm cứ đến ngày khai hạ (7/1 âm lịch) người dân làng mộc xã Thái Yên cũ (nay là xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại tập trung tại Đền Thái Yên để dâng hương, tổ chức lễ khai hạ.

Lễ khai hạ ở đây còn được gọi là lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng... Đây là hoạt động thường niên, được xem như là một nghi thức để tiễn gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu. Lễ khai hạ cũng báo hiệu kết thúc mọi hoạt động vui chơi ngày Tết, để mọi người quay trở lại công việc hằng ngày của mình.

Ngoài phần lễ diễn ra thường niên, cứ 3 năm 1 lần, chính quyền địa phương và nhân dân làng mộc Thái Yên lại tổ chức rước kiệu quanh làng, nhằm thể hiện niềm tin, lòng tôn kính của người dân đối với chư vị thần linh. Qua đó, gửi gắm ước mong được mưa thuận gió hòa, công việc hanh thông, sản xuất kinh doanh thuận buồm xuôi gió.

{keywords}
Cứ 3 năm 1 lần, chính quyền địa phương và người dân xã Thanh Bình Thịnh lại tổ chức rước kiệu ngày khai hạ.

Những năm chỉ tổ chức phần lễ, sau khi tế lễ ở đền xong, người dân tiếp tục dâng hương ở một số đền miếu lân cận và nghĩa trang liệt sỹ tại xã nhà, sau đó bước vào các sinh hoạt vui xuân.

Những năm vừa tổ chức lễ vừa tổ chức hội rước kiệu, nhân dân tham dự rất đông. Khoảng 7 giờ sáng, hàng trăm người dân già trẻ, trai gái đã tề tựu trước sân đền, chiêng trống nổi lên rộn ràng. Sau phần tế lễ trang nghiêm là hoạt động rước kiệu quanh làng. Đi đến đâu, người dân góp mặt tham gia đến đó, khiến đoàn rước kiệu có khi lên đến hàng nghìn người.

Việc rước kiệu được tổ chức và bố trí hết sức bài bản. Lực lượng gánh kiệu là những nam thanh niên khỏe mạnh, có chiều cao tương đương nhau, được tuyển chọn từ các thôn xóm. Mỗi kiệu cử 8 người khiêng và một số người dự bị để thay đổi khi cần thiết.

Ngoài đội rước kiệu, lực lượng cầm cờ, dải lụa cũng là nam thanh nữ tú, được ăn mặc theo đúng trang phục lễ hội xưa. Mặc dù mang tính nghiệp dư nhưng đội nhạc công của địa phương vẫn có đầy đủ các loại nhạc cụ truyền thống như kèn, trống, chiêng, phách, bát âm...

{keywords}
Một trong 3 chiếc kiệu được rước trong ngày khai hạ của năm mới.

Đi đầu đoàn rước là cụ tiên chỉ của làng (nếu cụ nào sức yếu thì có võng khiêng). Tiếp đó là cờ, lọng, đoàn kiệu... đến các vị chức sắc trong làng rồi đội nhạc công, đi sau là dân làng tham gia lễ rước.

Trước đây, thường rước 3 chiếc kiệu cùng 3 chiếc lọng vàng. Chiếc kiệu chính đi đầu rước hòm sắc chỉ của các vị thần. Hai kiệu tiếp theo rước sắc chỉ và tên tuổi của các vị quan văn, quan võ. Các bộ kiệu, lọng, đều do những tốp thanh niên (chỉ riêng nam giới) khỏe mạnh, áo quần đồng phục khiêng rước.

Đoàn rước kiệu đi trên các tuyến đường chính của xã theo lộ trình đã được sắp xếp. Khi tới bãi đất rộng đã được xác định trước thì các nhóm gánh kiệu thi nhau xoay vòng. Tốp nào khỏe, quay được nhiều vòng, được dân làng thán phục thì xem như kiệu có thần thiêng, sẽ gặp may mắn.

{keywords}
Lực lượng gánh kiệu và cầm lọng là những nam nữ thanh niên khỏe mạnh, có chiều cao tương đương nhau, được tuyển chọn từ các thôn xóm. (Ảnh tư liệu)

Về vấn đề kiệu xoay, cũng có vị cao niên cho rằng, khi còn nhỏ đi theo lễ rước kiệu, tới bãi đất trống thì kiệu cứ xoay vòng mãi, sau phải vào đền thắp hương xin mới dừng lại được. Không biết thực hư thế nào nhưng điều đó góp phần làm cho lễ rước kiệu thêm màu sắc linh thiêng, trang trọng.

Ông Phan Công Mưu, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã Thái Yên (cũ) cho biết, Đền Thái Yên được xây dựng cách đây khoảng trên 5 thế kỷ. Khi mới xây dựng thì thờ thần Thành Hoàng làng (người lập nên làng xã này). Sau đó thì rước dị hiệu thần Tam Lang Linh Ứng (Thạch Hà), thần Song Đồng Ngọc Nữ (Hưng Nguyên) về thờ.

Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ (ngôi thượng điện ngày nay). Sau 3 lần trùng tu và xây dựng thêm Trung điện, Bái đường và khu vực tam quan. Đền có cấu trúc của triều Nguyễn, trong đền có 4 bức hoành phi, mỗi bức có 3 chữ Hán lớn, chạm khảm công phu nổi lên trên nền các bức hoa văn cực kỳ tinh xảo: “Chiêm như tại” (nhìn như có thần linh ở trên); “Vạn cổ anh linh” (muôn đời linh thiêng); “Lại dị yên” (đến cầu mong như được sự yên lành); “Anh linh dục tứ” (linh thiêng đẹp đẽ).

{keywords}
Lễ rước kiệu quanh làng nhằm thể hiện niềm tin, lòng tôn kính của người dân đối với chư vị thần linh. (Ảnh tư liệu)

“Đền Thái Yên là một trong những ngôi đền hiếm hoi được bảo vệ gần như nguyên vẹn bởi đây là khu vực chiến tranh ác liệt, đa số các địa phương khác đều đập phá hết. Năm 1994, Đền Thái Yên được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia”, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã Thái Yên nói.

Cũng theo ông Mưu, trong ý thức của con người, nhờ sự che chở của thần linh nên người dân mới được bình yên, vì thế họ rất sùng bái và đặt niềm tin. Trong nhà có việc lớn như cưới hỏi, làm nhà, tậu xe, đi công tác xa, người dân đều thắp hương bái lạy tại đây.

Chùa Khải Đoan: Địa điểm tâm linh và du lịch độc đáo

Chùa Khải Đoan: Địa điểm tâm linh và du lịch độc đáo

Đến với Buôn Ma Thuột, nhiều người nhắc đến café, cao su hay những con thác hùng vĩ của đại ngàn. Tuy nhiên, những ngôi chùa cũng là địa chỉ du lịch tâm linh không thể bỏ qua. Chùa Khải Đoan là một địa chỉ như thế.

Trần Hoàn

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Chuyện ấm áp tình người ở khu chung cư bình dân TPHCM

Cuộc sống của gia đình tôi ngày một tốt hơn, nhiều khi muốn chuyển đến một chỗ ở tiện nghi, nhưng cái tình người ở chung cư đã níu chúng tôi lại.

Cảnh sát chạy bộ 29 tầng chữa cháy chung cư do chủ nhà đun nước trên sofa

Chủ nhà đun nước trên bộ bàn ghế sofa rồi đi ra ngoài quên không tắt, gây ra đám cháy tại tầng 29 chung cư Lạc Hồng (Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Bảo hiểm Nhân thọ FWD lan tỏa thông điệp sống đầy theo cách đặc biệt

Vào ngày 23/6, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tiếp tục lan tỏa thông điệp sống đầy qua sân chơi mới mang tên “FWD Cung đường sống đầy” được tổ chức tại TP.HCM.

Cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Cà Mau đón những đàn chim trở về

Bên trong cánh rừng Net Zero Vinamilk tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, hơn 71.000 cây mắm con đã cao 40-50cm, trở thành bãi sinh sản cho tôm cá, thu hút những đàn chim cót, chim nhàn… trở về làm tổ.

8X mở quán cơm 2.000 đồng/suất ở Gia Lai, bà con thoải mái vào ăn

Mở quán cơm từ thiện 2.000 đồng ngay trước cổng bệnh viện, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Huy (Gia Lai) đã chia sẻ khó khăn với hàng trăm người nghèo, nhất là những bệnh nhân.

Chàng trai 9X 7 năm làm điều đặc biệt trên hè phố Đà Nẵng

7 năm qua, điểm cắt tóc miễn phí của chàng trai trẻ đã trở thành điểm đến quen thuộc của những người chạy xe ôm, bán vé số và sinh viên nghèo ở Đà Nẵng.

Nữ giúp việc phát hiện bọc vàng: Tôi run lắm, chưa bao giờ thấy nhiều vàng thế

Phát hiện vàng lẫn trong túi quần áo cũ, nữ nhân viên cửa hàng 0 đồng lập tức báo cho người quản lý. Chị làm nghề giúp việc, hoàn cảnh gia đình chật vật nhưng không tham lam.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Đang cập nhật dữ liệu !