Độc đáo “Lễ hội Trỉa lúa” của người Bru - Vân Kiều

Diễn ra từ ngày 11-14/7 âm lịch, Lễ hội Trỉa lúa là lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Bru-Vân Kiều (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch mới đây đã có quyết định về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Lễ hội Trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng Bru – Vân Kiều để cầu xin thần linh ban cho cuộc sống ấm no, mùa màng tốt tươi, con chim, con chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng. Họ tôn thờ thần lúa, xem đây là vị thần quan trọng nhất mang lại ấm no, hạnh phúc. Có lẽ cũng chính vì vậy, đồng bào Bru-Vân Kiều luôn gìn giữ lễ hội trỉa lúa với ý nghĩa là những lễ hội lớn nhất trong năm.

Người Bru Vân Kiều sinh sống chủ yếu tại các bản làng trên dãy Trường Sơn ở phía tây Quảng Bình có khí hậu khắc nghiệt. Hạn hán, mưa lũ, thiên tai… liên miên. Mùa hè thì nắng gió lào khô cháy thổi sang, mùa đông lạnh giá, rét buốt. Vì thế mà đồng bào phải sống du canh du cư, phát đốt, cốt, trỉa để sinh tồn, dựa vào tự nhiên, rừng, sông suối. Người Bru-Vân Kiều đã sáng tạo, gìn giữ vốn di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đặc sắc, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, thẩm mỹ. 

Lễ hội Trỉa lúa hay còn gọi là lễ hội lấp lỗ diễn ra từ ngày 11 – 14/7 âm lịch. “Lấp lỗ” là một công đoạn cuối của quy trình làm nương làm rẫy: chặt, đốt, cốt, trỉa, nhưng đã được dân bản nâng lên thành lễ hội với ý nghĩa là trước khi đem hạt giống cất giữ trong gùi kín đáo hàng năm ra, trỉa xuống đất cầu mong thần trời, thần nước, thần rừng, thần núi giữ gìn bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở chắc hạt nặng bông có ngày thu hoạch. 

{keywords}
Lễ hội Trỉa lúa được xem là lễ hội quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng Bru – Vân Kiều. Ảnh: Tiến Quang

Theo người dân ở bản Khe Cát, xã Trường Sơn kể lại, Lễ hội Trỉa lúa ở bản luôn được tổ chức ở nơi gò cao dưới chân núi Chồng, nơi đó có nhiều cây cổ thụ, trên đỉnh có 3 ngọn núi cao vút. Khám thờ đặt tựa lưng vào hướng núi Chồng, mặt hướng qua núi Khe Cát mà dân gian bản xứ gọi là núi Vợ.

Khi già làng báo lệnh khai lễ, dân bản đứng khép vòng quanh con vật hiến sinh. Già làng bước vào giữa vòng, tay rót đầy ly rượu khấn to xin thần ban cho hạt giống được mọc lên cây lúa, cây ngô, cây đỗ… khỏe mạnh, xanh tươi, không cho chim chóc, muông thú phá hoại để có mùa màng bội thu người dân bản no ấm. Sau lời khấn, một số dân bản vai đeo gùi, tay cầm gậy chọc lỗ đi xung quanh bãi đất để thực hiện nghi thức gieo hạt. Già làng cầm một cái nia trong đó đựng ít thóc giống, vừa nhún nhảy như người sảy thóc, vừa tiếp tục khấn, gọi thần lúa về phù hộ cho dân làng làm ăn thịnh đạt.

Sau khi cúng xong tất cả dân bản cùng nhau quây quần bên những mâm cỗ. Mọi người vừa ăn, vừa nói chuyện vui vẻ. Họ cũng cùng nhau bước vào phần hội với các trò chơi và cùng nhau hát những các làn điệu dân ca truyền thống.

Có thể nói, Lễ hội trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều, ngoài phần lễ, là lời khấn bày tỏ sự biết ơn trời đất, thần lúa đã cho bà con dân bản mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, cuộc sống ấm no; thì phần hội chính là dịp để bà con dân bản cùng uống rượu cần, múa hát, thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Bình đã có 6 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Trỉa lúa cùng với các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khác trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, vùng miền.

Được biết, tỉnh Quảng Bình cũng đã có kế hoạch đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các Lễ hội văn hóa truyền thống, trong đó có Lễ hội Trỉa lúa trên các phương tiện thông tin đại chúng và đồng thời xây dựng các lễ hội trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo, tạo nguồn thu từ du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tiến Quang

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !