Điều trị bệnh xơ vữa mạch vành với phương pháp Đông y
Đa phần bệnh có báo động trước nhưng nhiều người chủ quan |
Cho tôi hỏi nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa mạch vành và có nguy hiểm không? (Thu Hiền – Lê Đức Thọ, Hà Tĩnh.)
Lương y Phạm Ngọc Khánh: Xơ vữa mạch vành là sự tích tụ lâu dần của các mảng bám lại trong động mạch vành. Động mạch vành là động mạch cấp máu đến nuôi dưỡng cơ tim, khi mảng xơ vữa được hình thành làm hẹp lại lòng động mạch vành, khiến cho lượng máu đến cơ tim bị thiếu. Đôi khi mảng xơ vữa bị bung ra hình thành nên cục máu đông, làm bít tắc 1 hoặc nhiều nhánh động mạch vành gây cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng. Có thể hiểu nôm na, mạch máu như ống nước, có khi bị hẹp lại dần do rác, cặn bám, lúc này nguồn nước đi qua sẽ chậm thậm chí tắc lại.
Được biết, stent là một phương pháp can thiệp được áp dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh bệnh xơ vữa mạch vành, vậy phương pháp này hiệu quả không và đối tượng nào thì cần đặt stent? – Phạm Văn, Gò Vấp, TP.HCM
Đặt stent là một phương pháp can thiệp được áp dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành để giúp cải thiện lưu lượng máu tới tim, giảm triệu chứng đau thắt ngực và phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Đây là một thủ thuật được sử dụng để mở rộng động mạch vành cấp máu cho tim. Thường được kết hợp giữa nong bóng và sử dụng giá đỡ hay còn gọi là stent để giúp chống đỡ cho động mạch mở rộng, dòng máu cấp đến tim dễ dàng hơn và giảm cơ hội thu hẹp lại.
Phương pháp này được chỉ định khi:
- Người bệnh bị tắc nghẽn động mạch vành trong hoặc sau một cơn nhồi máu cơ tim
- Người bệnh có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim do tắc hẹp một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành.
- Lòng mạch vành bị thu hẹp quá nhiều (thường khoảng trên 80%), làm giảm lưu lượng máu nuôi tim và gây ra các cơn đau thắt ngực dai dẳng mà không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị.
Tuy nhiên, bệnh mạch vành rất khác nhau ở mỗi người và không phải mọi tắc nghẽn đều có thể được điều trị bằng cách nong mạch và đặt stent. Một số bệnh nhân bị tắc hẹp nặng ở nhiều vị trí có thể cần phải phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Vì bệnh mạch vành tiến triển theo thời gian, những mảng xơ vữa sẽ tăng lên hàng ngày, 1 stent mạch vành chỉ giải quyết được 1 đoạn hẹp. Mà đa số người bệnh bị bệnh khi đã mắc xơ vữa động mạch thì sẽ không hẹp 1 điểm mà hẹp rất nhiều điểm trong lòng động mạch vành với các mức độ khác nhau, vậy nên không thể đợi các đoạn khác tiến triển đến 80% rồi lại đặt stent được. Mặt khác, sau khi đặt stent phải sử dụng rất nhiều loại thuốc tây y đến suốt cuộc đời để hạn chế tái hẹp stent.
Mặc dù nong động mạch vành, đặt stent là một phương pháp ít xâm lấn để mở rộng lòng động mạch bị tắc, cứu sống được nhiều tính mạng người bệnh, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn mang lại một số rủi ro nhất định.
Các rủi ro thường gặp: Tái thu hẹp lòng động mạch, hình thành các cục đông máu, những cục máu đông có thể gây ra một cơn nhồi máu cơ tim thực thụ, chảy máu nơi ống thông được đưa vào, tổn thương động mạch vành, gây ra các vấn đề về thận đặc biệt là những người đã có tiền sử bệnh thận…
Vậy Đông y có chữa được bệnh này và phương pháp chữa thế nào? (Phạm Huế - Bình Định)
Để khắc phục những nhược điểm trên, hướng điều trị theo Đông y thì không nhất thiết phải đặt stent. Phương pháp chữa trị mà lâu nay tôi vẫn thực hiện cho bệnh nhân và rất hiệu quả là dùng thuốc Đông y và châm cứu.
Bài thuốc gồm những loại thảo dược như rễ cây nhàu, đương quy, đan sâm, huyền sâm, xuyên khung, xích thược, hạ khô thảo và một số vị thuốc khác, gia giảm theo từng thể trạng của bệnh nhân. Ngoài ra, kết hợp với châm cứu để giúp khí huyết lưu thông, thành mạch giãn ra, hiệu quả điều trị nhanh hơn. Bài thuốc này giúp thành mạch bền hơn, mạch co giãn tốt, dọn sạch xơ vữa. Với phương pháp điều trị này thì chỉ cần uống thuốc từ 2-3 tháng là khỏi, không phải uống thuốc suốt đời. Bên cạnh đó người bệnh cần giữ lối sống lành mạnh để kiểm soát tốt bệnh.
Để được tư vấn khám và chữa trị theo phương pháp Đông y, bệnh nhân có thể liên lạc: Lương y Phạm Ngọc Khánh (Phòng khám YHCT Phước An Đường, ĐT: 0903982619; Địa chỉ: 799 Phạm Văn Bạch, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM)