Điều ít biết về 3 thế hệ ông chủ của Thủy điện Rào Trăng 3

Việc 13 chiến sĩ trong đoàn cứu hộ bão lụt hi sinh hôm 12/10 vì sạt lở ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 đã làm dấy lên sự quan tâm về chủ đầu tư của công trình này.

Đằng sau ông chủ 9x

Chủ đầu tư hiện tại của Thủy điện Rào Trăng 3 là công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 (gọi tắt là công ty Rào Trăng 3). Từ tên gọi này, tra cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chúng tôi được biết đây là một công ty được thành lập ngày 6/4/2011, có địa chỉ tại số 43 đường số 6 khu đô thị An Cựu (phường An Đông, TP. Huế, Thừa Thiên-Huế).

Công ty Rào Trăng 3 có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và phân phối điện; ngoài ra còn kinh doanh các vật liệu xây dựng kinh doanh điện năng và các công trình dân dụng khác (gồm xây công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, thủy điện, điện cao thế...)

Người đại diện theo pháp luật hiện tại của công ty là ông Nguyễn Đại Thành. Theo thông tin mà PV tạp chí Người Đưa Tin pháp luật tìm hiểu, ông Thành sinh năm 1992 và trở thành lãnh đạo công ty Rào Trăng 3 từ khi chỉ mới 24 tuổi (năm 2016). Thông tin này khiến dư luận không khỏi bất ngờ, bởi không biết vì lý do gì mà một người trẻ tuổi thuộc thế hệ 9x lại có quyền lực lớn nhất tại công trình thuỷ điện trị giá hàng trăm tỷ đồng như vậy.

Trở lại thời gian trước, vào tháng 11/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã cấp phép đầu tư cho công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3. Công ty Trường Sơn thành lập vào tháng 3/2000, có ngành nghề đăng ký kinh doanh giống hệt công ty Rào Trăng 3 sau này.

Vào ngày 5/9/2016, số vốn điều lệ của Công ty Trường Sơn là 11 tỷ đồng, thành phần cổ đông gồm: Ông Nguyễn Đại Lợi (nắm giữ 42,7%), bà Trịnh Thị Hạnh (2,75) và bà Trịnh Thị Kim Hanh (54,5%), trong đó ông Nguyễn Đại Lợi là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT công ty.

Đầu tư - Điều ít biết về 3 thế hệ ông chủ của Thủy điện Rào Trăng 3

Tại khu vực Thuỷ điện Rào Trăng 3 vừa sảy ra vụ sạt lở đêm 12/10 làm 13 chiến sĩ của đoàn cứu hộ bão lụt hi sinh.

Đáng lưu ý, Chủ tịch công ty Trường Sơn - ông Nguyễn Đại Lợi (SN 1965) chính là bố của ông Nguyễn Đại Thành. Thông tin này đã được chính ông Lợi xác nhận.

Đó chính là lý do năm 2016, dự án Thủy điện Rào Trăng 3 được sang tên đổi chủ từ công ty Trường Sơn sang công ty Rào Trăng 3, đồng thời với cuộc chuyển giao quyền lực từ cha sang con của hai ông Nguyễn Đại Lợi – Nguyễn Đại Thành, dù thời điểm đó ông Thành chỉ mới 24 tuổi.

Tuy nhiên, theo thông tin mà PV Người Đưa Tin pháp luật nắm được, ông chủ thực sự của công trình thủy điện này không phải ông Lợi hay ông Thành mà là người nắm cổ phần lớn nhất của dự án: ông Lê Văn Hoa, một doanh nhân ở Hà Tĩnh có công ty đóng ở Huế. Theo lời ông Lợi khi trao đổi với PV thì ông Thành 9x chỉ phụ trách giao dịch ngân hàng, giấy tờ, còn mọi việc điều hành dự án là do người khác lo.

Ông Lê Văn Hoa (SN 1974) là Chủ tịch HĐQT công ty CP Thủy điện Rào Trăng 4 – chủ đầu tư dự án Thủy điện Rào Trăng 4 (được thành lập ngày 26/8/2015), quy mô 175 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của Rào Trăng 4 rất ít người với 3 cổ đông, trong đó riêng ông Hoa nắm 70% vốn điều lệ.

Một điểm đặc biệt là công ty Rào Trăng 3 có địa chỉ trụ sở trùng với công ty Rào Trăng 4 và đây cũng chính là chỗ ở hiện tại của ông Lê Văn Hoa. Ngoài ra, ông Hoa còn là người đại diện pháp luật của công ty CP Thủy điện Hoa Tuyết Gia Lai.

Tại Thủy điện Rào Trăng 3, ông Hoa được cho là cổ đông lớn nhất, nắm giữ khoảng 70 - 80% vốn.  Ngoài ra, ông Nguyễn Đại Lợi nắm giữ 13% vốn, ông Dương Văn Khởi (2%), ông Võ Như Hiển (10%), ông Đỗ Thanh Lâm (5%).

Chủ đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 làm ăn thế nào?

Theo giấy phép điều chỉnh đăng ký đầu tư lần thứ tư (ngày 31/8/2017), tổng vốn đầu tư dự án Thủy điện Rào Trăng 3 là gần 409 tỷ đồng. Trong đó vốn góp thực hiện dự án gần 123 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn đầu tư.

Về chủ đầu tư Rào Trăng 3 thì công ty này có quy mô vốn ban đầu 90 tỷ đồng, sau đó tăng lên gần 123 tỷ đồng và hiện nay (ngày 19/8/2020) là gần 149 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2019, công ty Rào Trăng 3 không ghi nhận có doanh thu song lại lỗ thuần 5,3 triệu đồng. Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản ở mức 343,4 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 122,8 tỷ đồng.

Tại công ty Trường Sơn, chủ đầu tư cũ của thủy điện Rào Trăng 3, nơi ông Nguyễn Đại Lợi vẫn đang là người đại diện theo pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Trong năm 2019, doanh thu thuần công ty này đạt 17,76 tỷ đồng, lỗ thuần ở mức 1,7 tỷ đồng. Trước đó, năm 2018 lỗ thuần 2,3 tỷ đồng. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu năm 2019 lần lượt đạt 72,5 tỷ đồng và 6,25 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Nguyễn Đại Lợi còn là chủ sở hữu công ty CP Cấp thoát nước Hòn La, một doanh nghiệp được thành lập vào tháng 7/2009. Trong năm 2019, công ty này không phát sinh doanh thu và lợi nhuận, tổng tài sản ở mức 74,4 tỷ đồng.

Thủy điện Rào Trăng 3 có tác động tới môi trường
Theo bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), các công trình thủy điện đã và đang xây dựng ở Thừa Thiên-Huế (trong đó có Rào Trăng 3) có gây tác động tới tài nguyên và môi trường trong lưu vực sông. Từ năm 2011, bộ TN&MT đã cảnh báo về những bất cập trong xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện ở Thừa Thiên-Huế.
Doanh nghiệp đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 nơi 13 bộ đội đang mất liên lạc là ai?

Doanh nghiệp đầu tư Thủy điện Rào Trăng 3 nơi 13 bộ đội đang mất liên lạc là ai?

Rào Trăng 3 là nhà máy thủy điện thứ 13 tại Thừa Thiên Huế được cấp phép đầu tư xây dựng, có vốn đầu tư 290 tỉ đồng. Dự án Thủy điện Rào Trăng 3 do ai làm chủ đầu tư?

Theo www.nguoiduatin.vn

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.

Những điểm sáng báo hiệu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) quý IV/2023 có nhiều cải thiện rõ nét so với những quý trước do niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố, lãi suất giảm, nguồn cung đa dạng hơn.

Loại quả đặc sản Sơn La dân hái không kịp bán, ở Hà Nội đắt nhất giá 1 triệu/kg

Trên rẻo cao huyện miền núi của tỉnh Sơn La, người nông dân tất bật thu hái những trái dâu tây chín đỏ, căng mọng. Quả đặc sản này đang đổ về Hà Nội với giá bán cao ngất ngưởng, có loại lên tới 1 triệu đồng/kg.

Ngân hàng thẩm định giá để rao bán khoản nợ gần 500 tỷ đồng của 'đại gia vàng'

Agribank Chi nhánh 4 đang thông báo chào phí thẩm định giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Kinh doanh đá quý và trang sức Đức Tiến, tại Agribank chi nhánh 4 để làm cơ sở xác định giá khởi điểm bán đấu giá công khai khoản nợ của 'đại gia vàng' này.

'Khẩu vị' LPBank, bầu Thụy đang rót tiền vào những đích ngắm nào?

Liên tiếp các động thái gần đây cho thấy LPBank do bầu Thụy làm Chủ tịch HĐQT đang đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, và nông nghiệp thông qua các “Thoả thuận hợp tác toàn diện”.

Tôm hùm bông 2.000 tỷ khó xuất sang Trung Quốc: Người nuôi kêu cứu khẩn cấp

Tôm hùm bông cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng một năm. Thế nhưng, người nuôi đang điêu đứng, kêu cứu khẩn cấp do xuất khẩu sang Trung Quốc ách tắc, vùng nuôi không phù hợp, thời gian kiểm dịch con giống nhập khẩu chưa phù hợp.

Ông Tây tham vọng ươm tạo hàng chục startup triệu đô tại Việt Nam

Quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, nhưng Shark Erik không chỉ rót vốn mà còn dành đến 200-300 tiếng tham gia huấn luyện các startup ngay từ giai đoạn thai nghén dự án.

Cổ phiếu tăng nóng, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức có quyết định bất ngờ

Sau khi công bố Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank cùng hai nhà đầu tư mua 130 triệu cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng, công ty của bầu Đức bất ngờ hủy danh sách trên với lý do "báo cáo sai sót".

Agribank - 7 năm liên tiếp vào top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Năm 2023, Agribank đứng vị trí thứ 6 trong danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.