Điều gì sẽ xảy ra với một chính phủ có đa số là phụ nữ?

Tân Thủ tướng Canada Justin Trudeau mới nhậm chức đã tuyên bố bổ nhiệm một nửa nội các là phụ nữ, một quyết định mà ông giải thích bằng một câu hết sức đơn giản: “Đây đã là năm 2015 rồi”. Bước đi này của ông đã nhận được nhiều lời khen ngợi.

Canada không phải là quốc gia đầu tiên tăng cường số lượng nữ giới trong chính phủ. Các nước với phần đông phụ nữ là trong ban lập pháp thường đạt được những bước tiến trong các vấn đề như giáo dục, lực lượng lao động hay nhân công. Mỗi quốc gia sau đây đều có ít nhất 50% quan chức trong một bộ hoặc quốc hội là phụ nữ, trong khi đó Quốc hội Mỹ chỉ có 19% thành viên là nữ và chỉ có 4 trong số 15 quan chức nội các của ông Obama là phái đẹp.

Điều gì sẽ xảy ra với một chính phủ có đa số là phụ nữ? - ảnh 1

Nội các mới của Canada với một nửa quan chức là phụ nữ. Nguồn: Politicoscope

Avivah Wittenberg-Cox, CEO của Twenty First, một công ty tư vấn xây dựng các doanh nghiệp bình đẳng giới, nhận định: “Chúng ta biết rằng những doanh nghiệp có số lượng giới tính cân bằng trong ban lãnh đạo sẽ có thành tích tốt hơn những công ty chỉ toàn nam giới. Tại sao điều này lại không áp dụng được với tầm cỡ quốc gia?”.

Dưới đây là một số ví dụ về những nước có số lượng lớn phụ nữ trong chính phủ:

Thụy Điển

Các bộ ngành của Thụy Điển có 52% quan chức là nữ và Quốc hội cũng có tới 43% là phụ nữ. Vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi đất nước này thường được lấy làm ví dụ về thiên đường làm việc cho các chị em. Phúc lợi công của Thụy Điển đến từ các gia đình có thu nhập kép, nơi cả đàn ông và phụ nữ cùng làm việc và đóng góp cho gia đình. Kết quả là, Thụy Điển là quốc gia có tỷ lệ phụ nữ đi làm cao nhất châu Âu và gần như có tỷ lệ trẻ em nghèo đói thấp nhất.

Các bậc phụ huynh ở Thụy Điển được nghỉ tới 16 tháng sau khi sinh con, với 13 tháng đầu được trả 80% thu nhập và các tháng còn lại được trả 100%. So sánh với chính sách của Mỹ, nơi không có chế độ trả lương khi nghỉ đã tạo ra một áp lực rấ lớn lên phụ nữ và gia đình họ, đồng thời thường dẫn đến tình trạng phụ nữ bị buộc phải thôi việc.

Rwanda

Tại Rwanda, Quốc hội có tới gần 64% thành viên là phụ nữ với một lý do khá bi kịch. Sau khi đất nước này bị tàn phá bởi nạn diệt chủng năm 1994, dân số của Rwanda có tới 70% là nữ giới do hàng nghìn người đàn ông đã bị giết hại trong trận chiến giữa tộc người Hutu và Tutsi. Trước khi xảy ra nạn diệt chủng, phụ nữ chỉ chiếm 10-15% các ghế trong quốc hội, tuy nhiên cuộc chiến trên đã khiến phụ nữ nhanh chóng lấp đầy chỗ trống của nam giới.

Song điều này không hẳn là xấu cơ quan lập pháp toàn nữ mới đã thông qua các điều luật cho phép phụ nữ sở hữu đất đai và mở tài khoản ngân hàng. Chỉ tiêu được đưa ra năm 2013 cho phép 30% của tất cả các vai trò trong chính phủ được dành riêng cho phụ nữ và chỉ có phụ nữ mới có thể bỏ phiếu cho những vị trí này. Như vậy, cũng chỉ có phụ nữ mới cảm thấy được phần lợi ích.

Rwanda hiện có tỷ lệ tử vong thuộc hàng thấp so với các quốc gia khu vực Tiểu Sahara, châu Phi và có tới 87% phụ nữ là lực lượng lao động chính, so với 57% ở Mỹ.

Phần Lan

Phần Lan là nước đi đầu các quốc gia khác trong vấn đề đưa phụ nữ lên nắm quyền, là một trong những nước đầu tiên trên thế giới là nơi phụ nữ không bị giới hạn quyền bầu cử hay ứng cử vào quốc hội. Tuy nhiên chính sách này không phải là điều kiện duy nhất tạo nên sự ảnh hưởng của phụ nữ Phần Lan trong chính phủ.

Điều gì sẽ xảy ra với một chính phủ có đa số là phụ nữ? - ảnh 2

Chính phủ có nhiều quan chức nữ giúp nền giáo dục Phần Lan đạt được nhiều thành tựu. Nguồn: Huffington Post

62% quan chức trong các bộ ngành Phần Lan là phụ nữ và họ đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống giáo dục công với các tiêu chuẩn vàng. Học sinh Phần Lan có kết quả học tập tốt hơn nhiều so với học sinh đến từ Mỹ, Anh hay Nga trên tất cả các lĩnh vực và họ luôn nằm trong top thành tích hàn lâm cao nhất. Mặc dù xuất sắc như vậy những các trường học ở Phần Lan hiếm khi có những bài kiểm tra tiêu chuẩn, chú trọng việc chơi nhiều hơn là làm bài tập về nhà, trả lương giáo viên hậu hĩnh và tất cả mọi người đều học ở trường công.

Phần Lan được coi là một trong những quốc gia đáng sống nhất trên thế giới nhờ có một hệ thống giáo dục tinh tú, chế độ thai kỳ hậu hĩnh và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tuyệt vời. Và phụ nữ là một nhân tố cố định trong chính phủ của quốc gia này.

“Chính phủ là đại diện cho những người bầu nên họ. Và một khi phụ nữ được tăng cường quyền lực chính trị thì những chủ đề mang tính chất “mềm dẻo, nhẹ nhàng” khi giải quyết như chăm sóc trẻ em, quyền lợi sinh sản cho tới giáo dục sẽ được coi trọng”, ông Wittenberg-Cox cho biết.

Điều đáng nói là những quốc gia như vậy vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trên toàn thế giới, các quốc hội chỉ có 22% là nữ giới và có tới 37 nước mà phụ nữ chiếm chưa tới 10% thành phần chính phủ.

Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ "TIME" từng được tạp chí này giải thích là biểu tượng cho dòng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho những sự kiện). Một trong những sự kiện nổi bật hàng năm là cuộc bầu chọn Nhân vật của năm (Person of the Year, trước năm 1999 là Man of the Year) trong một ấn bản đặc biệt, là những nhân vật được xem là có ảnh hưởng nhất trong mảng tin tức của năm vừa qua.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !