Diễn biến trận đánh tàu USS Maddox của Hải quân VN

Thuyền trưởng Nguyễn Xuân Bột dõng dạc hô: "Chuẩn bị". Cả tàu hô theo đầy khí thế. "Ấn cò!" Quả ngư lôi xé mặt biển lướt đi. Anh em trên tàu nín thở. Tàu khu trục Maddox vội vã xoay mũi để tránh.
Diễn biến trận đánh tàu USS Maddox của Hải quân VN - ảnh 1

Tàu khu trục Maddox.

Nhắc lại kỷ niệm đáng nhớ trong chiến công đầu tiên của Hải quân Việt Nam năm xưa, ông Nguyễn Xuân Bột, nguyên Phân đội trưởng Phân đội 3 kiêm Thuyền trưởng tàu 333, Tiểu đoàn tàu phóng lôi 135 Hải quân Việt Nam bồi hồi: Cuối năm 1963, nhằm cứu vãn sự thất bại không thể tránh khỏi của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam bằng một chiến lược mới và mở cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc.

Đêm 30/7/1964, Mỹ cho tàu biệt kích ngụy bắn pháo bừa bãi lên các đảo: Hòn Mê (Thanh Hóa), Hòn Ngư (Nghệ An). Ngày 1 và 2/8/1964, Mỹ huy động nhiều máy bay bắn phá Đồn biên phòng Nậm Cắn và làng Noọng Dẻ ở miền tây tỉnh Nghệ An.

Còn ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, tàu khu trục Maddox của Mỹ tiếp tục tiến về phía Bắc, xâm phạm hải phận Việt Nam và gây ra một số vụ khiêu khích đối với thuyền đánh cá của ngư dân miền Bắc.

Đặc biệt, đêm 31/7 rạng sáng 1/8/1964, tàu khu trục Maddox đã tiến vào vùng biển Quảng Bình để thu nhập tin tức tình báo, đồng thời khiêu khích lực lượng Hải quân Việt Nam. Tất cả các hành động đó của tàu Maddox Mỹ đều bị các đơn vị ra đa của ta theo dõi chặt chẽ, kịp thời.

“Đêm 31 rạng sáng ngày 1/8/1964, phân đội tàu phóng lôi của chúng tôi đang luyện tập ở vùng biển Vạn Hoa (Quảng Ninh) thì nhận được lệnh lắp ngư lôi, hành quân gấp vào vùng biển Hòn Mê (Thanh Hoá) đón đánh tàu khu trục Maddox Mỹ. Khi đó phân đội có 3 tàu, gồm 333, 336, 339 và tôi khi đó 34 tuổi, cấp bậc Trung uý, Phân đội trưởng kiêm Thuyền trưởng tàu 333”, ông Bột nhớ lại.

Nói về tương quan lực lượng khi đó, Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột đã dùng hình tượng “trứng chọi với đá” để so sánh sự chênh lệch. Bởi tàu khu trục Maddox khi đó thuộc loại hiện đại, tối tân bậc nhất của Hải quân Mỹ bấy giờ. Rađa của tàu Maddox có thể phát hiện tàu phóng lôi nhỏ ở cự ly 10-14 hải lý.

Các giàn phóng bom trên tàu khu trục Maddox vừa dùng để đánh tàu ngầm, vừa có thể phá các quả ngư lôi tiến vào tàu. Trong khi đó mỗi tàu phóng lôi của ta chỉ vẻn vẹn 2 quả ngư lôi, 1 bệ pháo 14,5mm và súng tiểu liên canh gác. Theo tính toán của các chuyên gia vũ khí, thông thường phải cần tới 12 tàu với 24 quả ngư lôi, hình thành 4 mặt quạt mới có thể đánh trúng được 1 quả ngư lôi vào tàu khu trục Maddox Mỹ.

Diễn biến trận đánh tàu USS Maddox của Hải quân VN - ảnh 2

Bản đồ diễn ra các trận đánh ngày 2 và 4/8/1964 của Hải quân VN

Chênh lệch lực lượng, khó khăn hiện hữu trước mắt nhưng ngày đó, khi đối đầu với tàu khu trục Maddox hùng mạnh, toàn phân đội không một ai nao núng. Hôm ấy biển động cấp 4, cấp 5, phải mất hơn 8 tiếng các tàu của ta mới vượt được hơn 100 hải lý tới Hòn Mê, gấp đôi thời gian so với dự kiến. Nghỉ ngơi chưa được bao lâu Phân đội trưởng Nguyễn Xuân Bột nhận được tin báo tàu khu trục Maddox đang tiến về phía Bắc, rất gần Hòn Mê.

“Ngày 2/8, nhận lệnh xuất kích, tôi cho phân đội rời cảng Vạn Hoa (Quảng Ninh) bí mật hành quân vào Hòn Nẹ (Thanh Hóa), mỗi tàu cách nhau 50m, chiến sỹ ra đa Nguyễn Văn Luyện bám sát mục tiêu, mỗi phút báo cáo một lần", ông Bột nhớ lại từng chi tiết.

Khi đến khoảng cách 6 hải lý thì tàu địch dùng pháo lớn bắn dồn dập về phía đội hình tàu phóng lôi của ta. Mặc cho khói lửa đầy trời, cả phân đội vẫn dũng cảm tiến lên phía trước, vừa vận động theo hình chữ chi tránh đạn vừa nhanh chóng rút ngắn cự ly chiếm lĩnh vị trí có lợi để tấn công bằng ngư lôi.

Đồng thời, tàu 333 tăng tốc, vượt lên để chặn tàu địch, tạo điều kiện thuận lợi để các tàu đồng đội 336 và 339 tiến đến tấn công. Khi tiếp cận được góc mạn tàu địch 1100, cự ly 7-8 liên, thuyền trưởng tàu 339 hạ lệnh phóng ngư lôi, nhưng rất tiếc không trúng mục tiêu.

Lúc đó, trên trời bất ngờ xuất hiện 5 máy bay Mỹ tập kích, bắn trúng khoang máy chính tàu 339 của ta, buộc tàu phải thả trôi vừa tập trung dập lửa, sửa chữa hỏng hóc vừa đánh trả máy bay địch bằng súng 14,5mm và súng trung liên.

Ông Bột kể tiếp, sau khi tàu 339 phóng lôi, tàu 336 tiếp tục tiếp cận mục tiêu từ góc mạn 1100-1200, cự ly 6-7 liên và phóng lôi. Lần phóng lôi này vẫn chệch mục tiêu. Lúc này, pháo trên tàu địch tiếp tục bắn dữ dội, một quả đã trúng tàu 336.

Sau khi cả 339 và 336 trúng đạn, Trung úy Nguyễn Xuân Bột quyết định tăng tốc tàu 333 từ 36 lên 42 hải lý/giờ để mở góc mạn ra ngoài biển. Tình hình lúc đó thật nguy cấp, quả ngư lôi bên trái tàu 333 cũng bị trúng đạn, chỉ còn 1 quả bên phải nên tàu lệch hẳn sang một bên, rất khó lái.

Để tiếp cận mục tiêu, thủy thủ đoàn trên tàu 339 cố gắng điều khiển cho tàu mở hết tốc lực để chiếm góc mạn phải. 6 liên, rồi 5 liên, 4 liên đến khi khoảng cách chỉ còn 3 liên, Thuyền trưởng Nguyễn Xuân Bột dõng dạc hô: "Chuẩn bị". Cả tàu hô theo đầy khí thế. "Ấn cò!" Quả ngư lôi xé mặt biển lướt đi. Anh em trên tàu nín thở. Tàu khu trục Maddox vội vã xoay mũi để tránh.

Tiếp đó, các pháo thủ tiếp tục dùng khẩu 14,5mm, quét liên tục trên mặt boong tàu địch. Maddox bốc khói, không phát hỏa nữa và chuyển hướng tháo chạy ra vùng biển quốc tế. Ngay lúc đó, 4 máy bay của địch tiếp tục lao đến tấn công vào các tàu trong Phân đội buộc các tàu 333 và 336 vừa cơ động vừa nổ súng đánh trả.

"Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, cán bộ, chiến sĩ các tàu đã tập trung hỏa lực bắn cháy 1 máy bay rơi ngay xuống biển và bắn hư hỏng 1 chiếc; 2 chiếc còn lại vội vã rời khỏi khu vực chiến đấu”, ông Bột thuật lại.

Người thủy thủ, chỉ huy trận đánh Maddox ngày ấy tâm sự: Khi bắt đầu bước vào trận chiến ngày 2/8/1964, không đồng chí nào nản lòng, đều sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Sở dĩ có tinh thần dũng cảm như vậy, nhờ công tác giáo dục chính trị cho chiến sỹ rất tốt. Nhất là khi địch vãi đạn như mưa, nhưng các pháo thủ vẫn bình tĩnh, bám vị trí, chờ lệnh chiến đấu. Là thuyền trưởng, ông cũng luôn tính làm sao không để đồng đội bị đổ máu mà vẫn đánh được giặc.

Sau trận đánh lịch sử ngày 2/8/1964, ông Nguyễn Xuân Bột tiếp tục gắn bó với lực lượng Hải quân Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu. Năm nay, ông 85 tuổi, sống tại quê nhà ở xã Yên Bằng, huyện Ý Yên, Nam Định.

Theo CPV

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !