Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp

Tham chiến ở Điện Biên Phủ, Pháp sử dụng một số lượng lớn máy bay do Mỹ viện trợ để oanh tạc quân đội Việt Nam. Nhưng “sen đầm” Mỹ chỉ có thể cứu cho quân đội Pháp không chết yểu trước khi nhận thất bại toàn cục.

Sự “rộng lượng” của Mỹ đã vực dậy phần nào khả năng tài chính và quốc phòng cho Pháp trong cuộc chiến Đông Dương trong giai đoạn 1953-1954 khi Pháp đã kiệt quệ ngân sách quốc phòng sau Thế chiến 2.

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 1

Máy bay Pháp, Mỹ bị bắn rơi trên cứ điểm Điện Biên Phủ

Trên chiến trường Điện Biên Phủ, Pháp sử dụng một số lượng lớn máy bay do Mỹ viện trợ để oanh tạc quân đội Việt Nam. Nhưng khi tàn cuộc chiến, người ta mới thấy rằng, “sen đầm” Mỹ chỉ có thể cứu cho quân đội Pháp ở Đông Dương (trong đó có không quân) không chết yểu, chứ không thể cứu cho thất bại toàn cục.

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 2

Một góc cứ điểm Điện Biên Phủ nhìn từ trên không. Ảnh tư liệu

Cuộc chiến rực lửa trên bầu trời Điện Biên để lại cơn ác mộng cho không lực Pháp khi những chiến đấu cơ hiện đại bậc nhất sản xuất ở Hoa Kỳ thời kỳ đó được chuyển “chế độ” từ “ông chủ” bầu trời thành “tù binh đồng nát”. Infonet xin “điểm danh” một số chiến đấu cơ nức tiếng do Mỹ, Pháp sản xuất bị hạ ở chiến trường Điện Biên Phủ.

Máy bay vận tải C-47 Dakota

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 3

Máy bay C-47 Dakota

Nói đến không lực Pháp ở Điện Biên Phủ buộc phải nhắc đến C-47 Dakota vì đây chính là “con ong thợ” mẫn cán trong vận tải của không quân Pháp ở Đông Dương. C-47 Dakota cũng là loại máy bay vận tải thông dụng bậc nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Đại bộ phận binh lính, chiến cụ... của Pháp được C-47 Dakota “cõng” lên Điện Biên Phủ. Trong số những người “anh em” của mình, C-47 Dakota có mặt sớm nhất khi vào ngày 20/11/1953, một “đàn” Dakota đưa 2 tiểu đoàn dù của Pháp lên đánh chiếm thung lũng Điện Biên. 

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 4

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 5
Quân viễn chinh Pháp chuẩn bị lên máy bay nhảy dù xuống cứ điểm Điện Biên Phủ

Douglas C-47 Skytrain hay Dakota là một loại máy bay vận tải quân sự được phát triển từ máy bay chở khách Douglas DC-3 và quân đồng minh sử dụng trong Thế chiến 2. C-47 Dakota tiếp tục hữu dụng cho đến cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam (1954-1975). 

Thời điểm đó, C-47 Dakota có chiều dài máy bay 19m, chiều cao 5m, chiều dài sải cánh 29m, trọng tải cất cánh tối đa 15 tấn, tầm hoạt động 2000km. Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp sử dụng khoảng 100 máy bay C-47 Dakota.

Trong cuốn “Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp”, tác giả Jule Roy đã miêu tả một chiếc C-47 Dakota bị bắn hạ ở Điện Biên: “Ngày 26/3: Chập tối, chiếc Dakota của đại úy Beeglin bị đạn phòng không bắn rơi. Nó bốc cháy, soi sáng phía sân bay Mường Thanh. May mắn là tổ lái thoát ra và lần về được khi buộc phải vượt qua bãi mìn và rào dây thép gai.

Máy bay vận tải C-119 

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 6

Máy bay vận tải C-119

Cùng dòng vận tải nhưng C-119 ở “đẳng cấp” cao hơn so với C-47 Dakota. C-119 là bước đột phá của máy bay vận tải quân sự thời điểm đó ở tải trọng cũng như sự an toàn phòng thủ khi được trang bị những vũ khí hiện đại. C - 119 được trang bị 2 động cơ cánh quạt chạy xăng.

Phần mũi của máy bay là nơi được dùng để bố trí các thiết bị điện tử hàng không. C-119 có chiều dài máy bay 25m, chiều cao 8m, chiều dài sải cánh 30m, trọng tải cất cánh tối đa 30 tấn, vận tốc bay tối đa 400km/h, tầm bay tối đa 3000km. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp sử dụng 16 chiếc C-119.
Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 7

Trận địa phòng không của quân đội Việt Nam trên chiến trường Điện Biên Phủ

Trong một tác phẩm báo chí mới đăng tải, Trung tướng Phương Minh Hòa, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân viết về C-119: “Không tin vào trình độ lái của phi công Pháp, Mỹ lập cầu hàng không với  máy bay vận tải hạng nặng C-119 do phi công của Mỹ lái và đích thân tướng Mỹ chỉ huy. Khi lưới lửa phòng không của ta đã khép chặt vòng vây trên không, thì trình độ lái của phi công Mỹ cũng tỏ ra không hơn gì các phi công Pháp. Ngày 19/4/1954, chiếc máy bay vận tải C-119 được mệnh danh là “cọp bay” do phi công Mỹ lái lên vùng trời Điện Biên Phủ bị hỏa lực phòng không của ta bắn rơi tại chỗ. Đây là chiếc máy bay và tổ lái đầu tiên của Mỹ bị tiêu diệt trên chiến trường Đông Dương. 

Máy bay cường kích F6F Hellcat

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 8

Máy bay Hellcat trên tàu sân bay Mỹ

Đây là loại máy bay chiến đấu sừng sỏ và nổi danh từ Thế chiến 2. F6F Hellcat ban đầu được lắp động cơ Wright R-2600 Cyclone 1.700 mã lực (1.268 kW), nhưng căn cứ trên kinh nghiệm chiến đấu giữa F4F Wildcat (phiên bản trước của F6F Hellcat) nhà sản xuất trang bị động cơ Pratt & Whitney R-2800 Double Wasp 2.000 mã lực (1.500 kW) ước lượng sẽ có tác dụng nâng tính năng bay thêm được 25%.

Vũ khí trang bị của F6F bao gồm 6 súng máy Browning cỡ nòng (12,7 mm) với 400 viên đạn mỗi khẩu. Sau này được tăng cường 3 đế gắn mang bom. Đế giữa có khả năng mang một thùng nhiên liệu phụ. Máy bay cũng mang được 6 rocket HVAR (High Velocity Aircraft Rocket) 127 mm (5 in) dưới cánh. Có khoảng trên 200 chiếc máy bay dòng F6F Hellcat, F8F Bearcat, F4U Corsair và Helldriver tham chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 9

Máy bay F8F Bearcat

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 10

Máy bay Helldriver

Trong cuốn “Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp”, Jule Roy cũng  về chiếc F6F Hellcat bị bắn hạ ở Điện Biên: “Ngày 22/3/1954, ở sân bay Mường Thanh... Đại úy hải quân Andrieux cùng đội tuần tra của mình tấn công một trận địa pháo địch, chiếc Hellcat của anh ta bị trúng đạn trái phá. Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 28/4/1954, các trận địa đại liên 12,7mm của trung đoàn 367 bắn trúng một chiếc Hellcat, chiếc này đáp xuống các triền dốc đầu tiên, cách các vị trí Bản Kéo cũ một kilômét về phía Tây. Phi công không bị thương, nhưng bị bắt sống”. 

B-26 Invader

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 11

Máy bay B-26 Invader

Chiếc Douglas A-26 Invader (có tên là B-26 từ năm 1948 đến năm 1965 là một kiểu máy bay cường kích và máy bay ném bom hai động cơ được chế tạo bởi hãng Douglas Aircraft trong Thế chiến 2 và cũng hoạt động trong những cuộc đối đầu chủ yếu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 

Những chiếc Douglas B-26 Invader đặt căn cứ tại Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) và hoạt động trên bầu trời Điện Biên Phủ vào tháng 3 và tháng 4 năm 1954. Trong giai đoạn này, một kế hoạch sử dụng hàng loạt những chiếc B-26 của Không quân Mỹ đặt căn cứ tại Philippines để chống lại pháo hạng nặng của Việt Nam đã được Bộ tham mưu Liên quân Mỹ và Pháp vạch ra như là Chiến dịch Vulture, nhưng sau đó bị các chính phủ có liên quan hủy bỏ. Pháp sử dụng 48 chiếc B-26 Invander trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Trong cuốn “Trận Điên Phủ dưới con mắt người Pháp”, Jule Roy viết về máy bay B-26 bị bắn hạ: “Ngày 28/4/1954, 2 chiếc B-26 bị bắn rơi và 50 máy bay khác dính đạn. Trước đó, chiếc B-26 mang số 487, phi công, đại úy Aubel, có nhiệm vụ phá đường giao thông, bị súng phòng không bắn rơi”. 

Máy bay ném bom B-24 

Điện Biên Phủ: Điểm mặt không lực Mỹ cùng “gãy” trên “đôi cánh” Pháp - ảnh 12

Máy bay B-24

Consolidated B-24 Liberator là kiểu máy bay ném bom hạng nặng 4 động cơ do hãng Consolidated Aircraft chế tạo. Đây là loại máy bay được sản xuất với số lượng nhiều hơn bất kỳ một kiểu máy bay quân sự Hoa Kỳ nào khác trong Thế chiến 2.

B-24 có một thân rộng rãi và cao (tạo cho nó biệt danh "Flying Boxcar" - toa chở hàng bay,  được chế tạo với một khoang bom trung tâm chứa bom lớn được chia thành 2 ngăn trước sau. B-24 trang bị một loạt các súng máy M2 Browning  ở phía đuôi, bụng, trên lưng, bên hông và trước mũi để phòng thủ chống lại sự tấn công từ máy bay tiêm kích đối phương.

Trung tá Trịnh Thế Hào, nguyên trung đội trưởng trung đội 1, đại đội 828, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367 kể về B-24 bị bắn hạ: “Đúng như dự tính, khoảng 10 giờ ngày 12/4/1954, trinh sát phát hiện  ở hướng 12 có một B-24 đang bay từ phía Bắc sang Đông. Các khẩu đội của trung đội 1 pháo cao xạ 37mm thuộc Đại đội 828 (Trung đoàn cao xạ 367) vào vị trí sẵn sàng. Các xạ thủ liên tục thông báo cự ly của chiếc B-24 là 6.000m... 5.000m, rồi 4.000m và 3.000… cũng là lúc các khẩu đội của trung đội 1 đã đưa được tên giặc “5 đầu” vào đường ngắm. 

Định chờ cho máy bay hạ độ cao thêm nữa nhưng cũng sợ nó trút bom nên khi xuống độ cao khoảng 2.800m, Đại đội phó Nguyễn Đỗ Hữu chỉ huy, lệnh cho các khẩu đội bắn đồng loạt.  Loạt 12 viên 37mm đã “chém phăng đầu dài nhất” của B-24. Chiếc B-24 mất điều khiển, từ độ cao 3.000m lao thẳng xuống cánh đồng Bản Kéo (nguồn: baophutho.vn). 

Người “anh em” của Hoa Kỳ đã bại trận thê thảm trên bầu trời Điện Biên Phủ. Sau này bản thân Hoa Kỳ không thể “trách cứ” khả năng tác chiến của không lực Pháp khi chính họ cũng phải nhận kết cục khủng khiếp hơn gấp nhiều lần khi phải đối đầu với ý chí và lưới lửa phòng không của quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) và đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972) trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.                                                                

Bùi Quý (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !