Điện Biên Phủ: Bí mật chuyện 'kéo pháo ra' giờ mới kể
Phải mất một hồi tìm kiếm tôi mới đến được nhà Đại tá Nguyễn Thế Trường, nguyên là Trung đội trưởng Pháo cao xạ thuộc Đại đội 817, Tiểu đoàn 383, Trung đoàn 367 trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 119, Hồ Đắc Di thuộc khu tập thể Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Pháo binh ta trên chiến trường Điện Biên Phủ |
Đưa cho tôi xem tập bản thảo những bài viết về kỷ niệm và chiến công của đơn vị ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông bảo: “Mình phải viết những gì mình biết, những gì tận mắt chứng kiến để cho con cháu sau này họ biết về những thời khắc anh hùng của các thế hệ đi trước để lại…”
Đại tá Nguyễn Thế Trường nay vẫn miệt mài nghiên cứu, thu thập những trang sử hào hùng của chiến thắng Điện Biên Phủ năm xưa |
- Vì sao phải kéo pháo ra?
Đồng chí Vệ trả lời:
- Sao à? Cứ kéo đi, mai sẽ rõ.
Nói thế, nhưng đồng chí vẫn tạm giải thích:
- Địch thay đổi kế hoạch thì kế hoạch tác chiến của ta cũng phải thay đổi. Đồng chí cứ hoàn thành tốt nhiệm vụ đi
Tuy chưa thông nhưng ông vẫn hạ lệnh cho các khẩu đội “thu pháo”. Các pháo thủ đứng tần ngần chưa muốn đậy nắp nòng lại, chưa buồn nhấc những viên đạn đã lau để xếp vào hòm. Có đồng chí giận giữ hét:
- Sao chúng ta không đánh luôn mà phải rút?
Ông giải thích: Trên thông báo tình hình địch đã thay đổi, ta phải chủ động chuyển kế hoạch để chuẩn bị điều kiện trở vào lần thứ hai được thắng lợi chắc chắn hơn. Mệnh lệnh của trên chúng ta phải tuyệt đối chấp hành…
Nghe xong, mọi người bắt tay vào nhiệm vụ không một lời kêu ca. Tuy nhiên, trên đường kéo pháo ra mới thấy thực sự gian khổ. Lá ngụy trang trên đường kéo pháo vào giờ đây đã vàng úa, quân thù đánh hơi thấy quân ta ngày đêm vận động trên con đường tiến tới để diệt chúng, phi pháo của chúng luôn “làm mưa, làm gió” hòng tiêu diệt bằng được lực lượng pháo binh của ta. Ác liệt nhất vẫn là khu vực “Dốc Chuối”, đây là địa điểm mà pháo địch và máy bay quần thảo suốt ngày. Chúng trút xuống đây không biết bao nhiêu là bom nổ chậm. Nhưng khi máy bay vừa rút thì các chiến sĩ công binh lại tràn ra mặt đường dùng thuốc nổ phá tung những trái bom quái ác, hoặc rúc ngược mình xuống hố sâu tháo kíp bom. Khi đã quét sạch bom, họ lại cấp tốc sửa sang, cạp lại đường cho pháo đi qua.
Ông còn nhớ như in khi Trung đội ông kéo pháo đến “Dốc Chuối”. Đây là đoạn dốc cao nhất, mặt dốc hẹp lại cong, nghiêng tới 70 độ. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cố sức bấm chân, ghìm chặt từng đoạn dây kéo pháo. Khi pháo vừa lên được nửa dốc, đường kéo pháo bỗng lóe lên những ánh chớp xanh lẹt. Đạn pháo địch rót tới nổ chát chúa, mảnh đạn phạt gãy cành cây răng rắc. Rồi một loạt đạn nổ ngay bên cạnh pháo, một số đồng chí bị thương. Nhưng cả dòng người vẫn bám chắc dây kéo pháo, không ai rời vị trí. Cuối cùng pháo cũng lên được đến đỉnh dốc và hành quân về địa điểm tập kết an toàn. Cũng tại địa điểm này, liệt sĩ Tô Vĩnh Diện đã lấy thân mình chèn pháo, tấm gương hy sinh của đồng chí đã thôi thúc chúng cán bộ, chiến sĩ quyết tâm tiêu diệt giặc Pháp xâm lược. Và trong ngày 7/5/1954, ngày cuối cùng của chiến dịch, đơn vị của ông đã vinh dự bắn rơi hai chiếc máy bay cuối cùng thứ 61 và 62 của địch trên bầu trời Điện Biên góp phần vào Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cách đây vừa tròn 60 năm