Điểm mặt những "đại quan" bị "bắn hạ" ở Trung Quốc
WSJ cho rằng, cuộc điều tra cũng đã phá vỡ một quy luật bất thành văn từ lâu ở Trung Quốc là không điều tra các cựu thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan có quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
WSJ cũng liệt kê những quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc bị “ngã ngựa” trong hơn 30 năm qua, sau khi Cuộc cách mạng Văn hóa:
"Bè lũ 4 tên" (1980)
Tứ nhân bang bao gồm vợ của cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông là Giang Thanh cùng 3 thành viên khác là Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn (Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị). Những người này đã bị bắt giữ ngay sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời.
Bà Giang Thanh, vợ của cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông trong phiên xử năm 1980. |
Họ bị buộc phải chịu trách nhiệm về những hậu quả tồi tệ trong cuộc Cách mạng Văn hóa và bị cho là đã cố nắm bắt quyền lực trong những ngày cuối đời của Mao Trạch Đông. Thời gian xét xử diễn ra trong 6 tuần, kéo dài từ năm 1980 đến 1981. Cuối cùng tất cả họ bị kết tội có những hành vi chống lại đảng.
Sau khi bị kết án tử hình, bà Giang Thanh liên tục kháng án, cuối cùng bà được giảm xuống tù chung thân. Bà được cho là đã tự sát trong tù vào năm 1991. Ba người còn lại bị kết án từ 20 năm tù tới chung thân.
Triệu Tử Dương, bị thanh trừng 1989
Ông Triệu Tử Dương bị thanh trừng khỏi vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản sau khi có tranh cãi với những người bảo thủ về cách thức xử lý các cuộc biểu tình năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Ông được cho là có phần ủng hộ những sinh viên tham gia cuộc biểu tình này.
Ông Triệu Tử Dương (cầm loa) nói chuyện với các sinh viên đang biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. |
Ông bị quản thúc tại gia suốt đời. Ông chỉ được ra khỏi nhà để tham dự các lễ tang và thi thoảng được đi chơi golf. Ông bị cáo buộc vi phạm kỉ luật đảng nhưng không bị kết án. Ông qua đời vào năm 2005.
Chen Xitong, bị kết án năm 1998
Ông Chen Xitong là cựu Thị trưởng thành phố Bắc Kinh. Năm 1989, ông được thăng chức lên làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh sau các cuộc đàn áp biểu tình ở Thiên An Môn.
Ông Chen Xitong trong phiên xử năm 1998. |
Năm 1995, ông bị lật đổ vì bị cáo buộc tội danh tham nhũng và 3 năm sau đó bị kết án 16 năm tù giam. Trong một cuốn sách xuất bản sau khi ra tù, ông gọi cuộc đàn áp năm 1989 là một "bi kịch đáng ra có thể tránh được” và ông khẳng định không hề biển thủ công quỹ dù chỉ là một xu.
Trần Lương Vũ, bị xét xử năm 2008
Khi bị tước chức vị vào năm 2006, ông Trần Lương Vũ đang là Bí thư Thành ủy Thượng Hải và là Ủy viên Bộ Chính trị. Ông bị cáo buộc biển thủ quỹ an sinh xã hội và một loạt các hành vi vi phạm kỷ luật khác.
Ông Trần Lương Vũ. |
Ông Chen là một học trò của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Sau phiên xét xử vào tháng 3/2008, ông Trần Lương Vũ bị kết án 18 năm tù giam và tài sản cá nhân của ông cũng bị tịch thu.
Bạc Hy Lai, bị xét xử năm 2013
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh (bên trái) |
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh bị kết tội hối lộ, tham ô và lạm dụng quyền lực. Ông bị kết án tù chung thân vào năm 2013. Ngoài ra, vợ của ông là bà Cốc Khai Lai cũng đã bị kết án tử hình treo vì tội giết một doanh nhân người Anh.
Từ Tài Hậu, bị điều tra năm 2014
Một nhân vật quân sự hàng đầu, tướng Từ Tài Hậu đã về hưu năm 2012 nhưng vẫn bị khơi ra vì tội tham nhũng. Đầu năm 2014, ông Từ, một cựu Ủy viên Bộ Chính trị, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản và bị buộc tội nhận hối lộ, sử dụng vị trí của mình để thăng chức cho những người khác.
Tướng Từ Tài Hậu của Trung Quốc. |
Một thời gian sau đó, ông đã phải nhập viện để điều trị chứng ung thư bàng quang. Ông là nhân vật quân sự cấp cao nhất bị công khai điều tra về tham nhũng trong 35 năm qua.
Chu Vĩnh Khang, chính thức bị điều tra hôm 29/7/2014
Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang |
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.