Điểm mặt các nước EU muốn tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông, lo TQ bành trướng

Giới phân tích nhận định, nhiều cường quốc châu Âu đang tìm cách gia tăng tầm ảnh hưởng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua hoạt động đảm bảo tự do hàng hải và bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

“Vài năm trước, các nước châu Âu dường như tránh lên tiếng về những vấn đề an ninh ở khu vực Đông Á, nhưng trong hoàn cảnh cấp bách hiện nay, họ cần phải tham gia”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời nhà nghiên cứu cấp cao Frans-Paul van der Putten tại Viện Clindengdael, một tổ chức nghiên cứu độc lập ở Hà Lan.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đườngUSS Wayne E. Meyer của hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters)

“Điều động tàu chiến đến Biển Đông sẽ giúp châu Âu tăng tiếng nói với cả Mỹ và Trung Quốc trong những vấn đề địa chính trị gần với họ. Lâu nay, châu Âu đã quen với việc đứng giữa hai cường quốc là Mỹ và Nga nhưng hiện nay, mối quan hệ Mỹ - Trung đang ngày càng tác động lớn hơn đến vị thế địa chính trị của châu Âu. Điều này khiến chính phủ châu Âu rơi vào tình thế khó xử khi phải chịu sức ép lớn về việc chọn phe”, ông Van der Putten chia sẻ.

Nhận định của ông Van der Putten được đưa ra sau tuyên bố chung hồi tháng trước của Anh, Pháp và Đức khi nhấn mạnh, “quan ngại tình hình Biển Đông có thể dẫn tới sự bất ổn an ninh và căng thẳng ở khu vực”.

Ba nước cũng kêu gọi các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông “có những biện pháp và hành động nhằm hạ nhiệt căng thẳng, đóng góp duy trì và thúc đẩy nền hòa bình, an ninh, ổn định cũng như an toàn ở khu vực”.

Tuyên bố chung của Anh, Pháp và Đức được đưa ra trong bối cảnh lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn”. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì “khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do”. Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.

Mỹ cũng xem Biển Đông là một phần của chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương nhằm kiềm chế hoạt động bành trướng quân sự của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Gần nhất, hôm 13/9, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer của hải quân Mỹ đã hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Đây là một phần trong chương trình tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải ởBiển Đông do hải quân Mỹ tiến hành.

Phát ngôn viên Hạm đội 7 của Mỹ, Tướng Reann Mommsen nhấn mạnh: "Sự xuất hiện của tàu USS Wayne E. Meyer là lời thách thức của Mỹ với hành động hạn chế quyền qua lại vô hại từ phía Trung Quốc cũng như không thừa nhận tuyên bố của Bắc Kinh đối với cái gọi là đường cơ sở bao quanh quần đảo Hoàng Sa".

Trong một động thái nhằm thể hiện sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đã cùng tiến hành một cuộc diễn tập chung trên Biển Đông vào tháng Hai. Trong khi đó, vào năm 2018, Pháp đã điều động chiến hạm Dixmude và một tàu khu trục hoạt động gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.

Ngoài ra, cùng với Mỹ và Australia, Anh cũng bày tỏ sự quan tâm ngày càng lớn đến hoạt động đảm bảo tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế nhằm ngăn chặn những hành động bắt nạt ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc.

Cụ thể, Anh hiện có kế hoạch đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương để thực hiện chuyến đi biển làm nhiệm vụ đầu tiên, dự kiến diễn ra vào năm 2021.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth có lượng giãn nước toàn tải 65.000 tấn. Theo kế hoạch, khi được triển khai tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tàu HMS Queen Elizabeth sẽ mang theo các tiêm kích F-35 của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ.

Phát biểu tại London, tùy viên quân sự Su Guangchui của đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh, "Nếu Mỹ và Anh cùng hợp tác thách thức hay xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đây sẽ được xem là hành động thù địch".

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước thông tin Anh có kế hoạch điều tàu sân bay vào Biển Đông vào năm 2021, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, quan điểm của Việt Nam về tự do hàng hải và hàng không trên biển là rõ ràng và nhất quán và đã được thể hiện nhiều lần. Theo đó các hoạt động trên biển cần tuân thủ các quy định của luật pháp quốc tế như được thể hiện trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

“Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các quốc gia và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu này vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Bà Sarah Raine, nhà nghiên cứu cấp cao về địa chính trị và chiến lược tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) ở London cho rằng, không có gì phải ngạc nhiên khi EU muốn tham gia vào các tranh chấp ở Biển Đông và mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực.

“Thực tế, châu Âu đã chán bị coi chỉ là một đối tác thương mại và không phù hợp với những vấn đề chiến lược lớn của châu Á”, bà Raine nói.

“Để tham gia nhiều hơn vào các diễn biến trên Biển Đông, các quốc gia dẫn đầu trong EU đang phối hợp với nhau để hỗ trợ đưa ra những giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua đối tác đa phương như ASEANvà tất cả đều trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”, bà Raine nói thêm. 

Còn theo nhà nghiên cứu Siemon Wezeman tại Chương trình nghiên cứu về chi tiêu quân sự và chuyển giao vũ khí SIPRI ở Thụy Điển, EU đang nỗ lực tăng cường vị thế trước Trung Quốc và Mỹ bằng cách thể hiện họ cũng là một bên quan trọng ở Biển Đông.

“EU không phải Trung Quốc và chắc chắn không phải Mỹ của ông Trump. Họ muốn thể hiện họ vẫn ở đó, vẫn có vai trò. Tuyên bố chung của Anh, Pháp và Đức về Biển Đông đã bày tỏ sự quan tâm lớn. Họ có các lợi ích kinh tế và nếu không may bùng nổ vụ việc không hay ở Biển Đông, nền công nghiệp của các nước châu Âu sẽ bị ảnh hưởng”, ông Wezeman kết luận.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: các nước EU Biển Đông Trung Quốc bành trướng căng thẳng biển đông chủ quyền biển đông tranh chấp chủ quyền biển đông căng thẳng mỹ trung Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển UNCLOS mỹ tuần tra biển đông ASEAN tự do hàng hải tập trận ở biển đông

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !