Dịch sốt xuất huyết và những nguy hiểm ai cũng phải biết

Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, tại Hà Nội trong số đó có nhiều ca nhập viện trong tình trạng nặng. Hà Nội đang đứng thứ hai cả nước về dịch sốt xuất huyết.

Ảnh minh họa

Nguy hiểm nếu tự ý trị bệnh 

Dịch sốt xuất huyết đang lên đỉnh điểm, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang - Trường Đại học Y dược TP.HCM chứng kiến nhiều trẻ đang bị sốt xuất huyết vô cùng xót xa vì nhiều cháu bé bố mẹ tự hạ sốt và hạ sốt sai khiến biến chứng nặng.

Một cháu bé 9 tháng tuổi được bố mẹ đưa vào bệnh viện trong sốt cao, lừ đừ, nôn ói. Trước đó hai ngày bé sốt mẹ của cháu mua lá về xông và hạ sốt theo cách tự nhiên đến khi cháu bị nặng mới đưa đi cấp cứu.

Các bác sĩ đã phải cấp cứu hai tiếng đồng hồ cháu mới hồng hào trở lại. Đây là cách hạ sốt nguy hiểm mà rất nhiều gia đình áp dụng cho con.

Tại Hà Nội dịch cũng đang diễn biến phức tạp và nhiều người cũng tự ý hạ sốt. Một cháu bé 8 tuổi ở Hà Đông, Hà Nội bố mẹ cháu cho biết cháu có sốt cao hai ngày được bố mẹ tự hạ sốt và không sốt trở lại. Mấy hôm sau cháu bị chảy máu chân răng kèm theo chảy máu cam nhưng đi khám ở phòng khám gần nhà bác sĩ cho biết chảy máu cam bình thường. Đến khi về nhà cháu bị nôn ra máu. Cháu được đưa đi cấp cứu nhưng bị xuất huyết quá nặng nên tử vong.

Các bác sĩ cho biết dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp nếu tự ý hạ sốt, mua thuốc sẽ rất nguy hiểm. Khi bị sốt, chưa xác định sốt vi rút hay sốt gì tuyệt đối không dùng thuốc aspirin và ibuprofen, vì 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu cần hạ sốt chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol, tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ.  Không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Quá tải bệnh viện 

Bệnh viện E, Hà Nội số bệnh nhân đến khám do sốt xuất huyết tăng vọt thậm chí người bệnh phải nằm ghép, nằm giường gấp và bệnh nhân đều vào viện khi bệnh đã nặng phải nhập viện.

Bệnh nhân Nguyễn Văn T. 41tuổi, Cầu Giấy nhập viện trong tình trạng sốt 5 ngày không khỏi, đau nhức mỏi xương và hốc mắt. Anh T cho biết năm 2009 vào mùa dịch sốt xuất huyết anh cũng bị sốt xuất huyết rồi không nhớ tuyp nào cả và đến giờ anh nghĩ mình không bị lại nữa.

Gia đình anh cũng có 1 – 2 thành viên sốt, đau nhức giống anh nhưng khi vào khám chỉ có anh T nặng nhất giảm tiểu cầu phải nhập viện điều trị. Vào đến khoa Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện E, bệnh nhân sốt xuất huyết quá nhiều khiến anh càng lo lắng hơn, dù đã hạ sốt nhưng anh vẫn phải nằm viện điều trị vì những biến chứng có thể xảy ra.

Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai tình hình cũng không khả quan hơn. Dù Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo không để bệnh nhân nằm ghép nhưng thực tế số bệnh nhân nặng quá đông nên bệnh nhân vẫn phải nằm ghép giường trong đó có cả người già và phụ nữ mang thai.

Bệnh nhân Kiều Thị Ch., 32 tuổi (tại Thanh Xuân, Hà Nội) mang thai lần hai 37 tuần, nhập viện ngày 26/7/2017 với dấu hiệu sốt cao liên tục 39-40 độ C, đau bụng, tử cung có cơn co, tim thai 150 lần/phút, âm đạo không ra máu, không ra dịch.

Chị Ch. đang khám ở một bệnh viện khác và thai bình thường nhưng xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết Dengue nên đã chuyển đến khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

TS Đỗ Duy Cường kết quả xét nghiệm lúc vào viện của bệnh nhân tiểu cầu hạ còn 101.000/mm3 máu, sau đó tụt nhanh xuống mức rất thấp, có lúc còn 35.000/mm3 máu.

Chị Ch trước đó đã từng bị sảy thai lúc 20 tuần tuổi nên lần này có bầu lại chị mắc sốt xuất huyết ở những tháng cuối của thai kỳ, tim thai có lúc chậm nên gia đình rất lo lắng cho sức khỏe của cả hai mẹ con.

Các bác sĩ phải theo dõi rất sát sao. Sau khi hội chẩn giữa bác sĩ truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa, bệnh nhân được truyền dịch, uống thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm co bóp tử cung... tránh hiện tượng đẻ non.

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 58.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có hơn 49.000 trường hợp nhập viện và 17 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016, số nhập viện tăng trên 11%, số tử vong tăng 3 trường hợp.

Nhiều tỉnh, thành phố có số mắc cao và dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng, đặc biệt là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Tây Ninh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Nam Định.

Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh SXH lan rộng, kéo dài, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các UBND tỉnh thành chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống dịch, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác phòng chống dịch trên địa bàn.

Các tỉnh thành kiểm tra và giám sát thường xuyên các điểm nguy cơ dịch bệnh, xử phạt các tổ chức, các nhân không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo hướng dẫn phát hiện, xử lý ổ dịch, đảm bảo đủ phương tiện, thuốc, vật tư cấp cứu cho người bệnh, giảm tối đa tử vong.


Khánh Ngọc

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !