Detroit - Vì sao lâm vào thảm cảnh?

Ngày nay, ở Detroit không có cảnh sát đi tuần trên đường phố, không thể cung cấp dịch vụ giáo dục tốt cho trẻ em, không thể ngăn chặn hỏa hoạn và cũng không thể cấp cứu khẩn cấp cho những người đang nguy kịch...

Detroit, thành phố lớn nhất trong lịch sử Mỹ đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản hôm 18/7, kết thúc 6 thập kỉ sụt giảm của một nơi đã từng là trung tâm công nghiệp của nước Mỹ. Tuy nhiên, ở trong lòng thành phố này vẫn còn một tia hy vọng.

Một Detroit, hai thành phố?

Tuy nhiên, có một tia hy vọng nhỏ đang le lói ở trung tâm thành phố. Tại đây, Detroit có thể sẽ thắp lên một bản sắc mới, không phải bằng xe hơi mà bằng máy tính. Các doanh nghiệp kinh doanh về Internet đang mọc lên và thu hút hàng ngàn người trẻ, có học thức và là những người am hiểu công nghệ.

Detroit - Vì sao lâm vào thảm cảnh? - ảnh 1
Trung tâm thành phố Detroit. Trong ảnh là tòa nhà trụ sở của hãng sản xuất ôtô General Motors (thứ 2 từ trái sang).

Giữa những tàn tích của một thành phố đã mất gần hai phần ba dân số kể từ đỉnh cao gần 2 triệu người năm 1950, một thế hệ trẻ không có hồi ức về những ngày huy hoàng của Detroit đang sinh sống trong các căn hộ và gác xép tại trung tâm thành phố. Theo những người lạc quan ở đây thì họ là niềm hy vọng của thành phố này.

Henry Ford II, cháu nội của Henry Ford, người sáng lập Công ty Ford Motor cho rằng, hiện nay, Detroit là “câu chuyện của hai thành phố”. Hình ảnh suy sụp của một đô thị là không thể tránh được, nhưng vẫn còn một thành phố khác, "thú vị và đang phát triển" trong đó. "Đó là Detroit mà tôi biết. Và đó là Detroit sẽ đứng dậy và vực Detroit vượt qua những khó khăn".

Nhiều người lạc quan cho rằng, nếu giám đốc quản lý khẩn cấp Kevyn Orr có thể cải thiện các dịch vụ cơ bản và an ninh công cộng, thì trung tâm thành phố có thể phát triển và lan sang các khu vực khác.

David Enger, giám đốc của một hiệp hội gồm 10 tổ chức cam kết sẽ hỗ trợ 100 triệu USD cho các doanh nhân Detroit cho biết: “Chúng ta cần tạo việc làm cho người dân trong các khu dân cư. Nhưng không phải công việc nào cũng được, chúng ta cần việc cho những người có ít kinh nghiệm và có nền tảng kỹ năng thấp”.

Xuống dốc từ đỉnh cao ‘chót vót’

Trong nửa thế kỷ từ năm 1900, dân số của Detroit đã tăng sáu lần khi thu hút hàng trăm ngàn người, rất nhiều trong số đó là những người từ nông thôn miền Nam đến đây tìm việc. Tuy nhiên đến những năm 1970, doanh số bán xe toàn cầu của nhà sản xuất xe hơi Big Three của thành phố bị sụt giảm. Cơ sở sản xuất ô tô của Mỹ đã chuyển từ Detroit đến miền Nam khi có các khoản đầu tư mới từ các công ty nước ngoài của Nhật Bản , Hàn Quốc và Đức.

Detroit - Vì sao lâm vào thảm cảnh? - ảnh 2

Cùng với đó, bạo loạn sắc tộc đẫm máu năm 1967 tại Detroit đã châm ngòi cho một cuộc di cư của tầng lớp trung lưu người da đen chuyển về các vùng ngoại ô.

Khi cả người dân và các doanh nghiệp đều rời khỏi thành phố, số tiền đóng thuế của Detroit đã bị sụt giảm.Thuế thu nhập đã giảm xuống chỉ còn 233 triệu USD vào năm 2012, trong khi đó năm 2002 vẫn còn 328 triệu USD.

Tham nhũng chính trị xuất hiện ngày càng nhiều. Thành phố không còn đủ tiền để thực hiện lời hứa hẹn cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lương hưu cho người lao động. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng bởi việc thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản, và dường như chính quyền thành phố đã ngừng hoạt động.

Tia hy vọng len lỏi trong ‘đống đổ nát’

Trong tuyên bố công khai khi Detroit nộp đơn xin phá sản, Thống đốc bang Michigan Rick Snyder khẳng định rằng: “Đây là cơ hội để chấm dứt 60 năm xuống dốc. Chúng tôi sẽ tạo ra một thành phố Detroit tốt hơn, mạnh mẽ hơn và đã có kế hoạch để phát triển thành phố này. Những công dân của thành phố, cũng là công dân của bang Michigan, xứng đáng được hưởng điều đó”.

Detroit - Vì sao lâm vào thảm cảnh? - ảnh 3
Du khách tại Viện bảo tàng Nghệ thuật Detroit.

Kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt dọc theo Đại lộ Woodward, động mạch chính của thành phố, và một cây cầu mới qua sông Detroit đến Canada, được xem là những dấu hiệu đáng khích lệ. Cả hai dự án đều có nguồn vốn nhà nước.

Timothy Bryan, giám đốc điều hành của nhà phát triển phần mềm y tế GalaxE.Solutions đã mở một văn phòng ở trong trung tâm thành phố cách đây 3 năm. Công ty của ông đang có 150 nhân viên và sẽ phát triển lên 500 trong vòng hai năm tới. Ông cho biết kinh doanh ở thành phố này rất hợp lý vì chi phí thuê rẻ và gần các trường đại học, giá nhân công rẻ vì chi phí sinh hoạt thấp. Các công ty công nghệ thông tin (IT) ở đây cho biết họ chỉ phải trả cho các kỹ sư phần mềm tiền công bằng một nửa so với ở Thung lũng Silicon của California.

Bryan cho biết: "Lĩnh vực IT có cơ hội phát triển tại trong trung tâm thành phố Detroit, và chúng tôi nghĩ rằng đây là một nơi rất rất tốt để đầu tư thời gian và tiền bạc của chúng tôi".

Một số lao động trẻ đã chuyển tới đây và cho biết Detroit là một nơi rất tuyệt để sinh sống bởi họ cảm thấy có thể sống thoải mái hơn nhiều ở các thành phố cạnh tranh khác như New York và Los Angeles. Nhiều nhà hàng mới đã bắt đầu mọc lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Sarah Brithinee, 26 tuổi, giám đốc điều hành của Wedit, công ty cho thuê máy ảnh kỹ thuật số cho các tiệc cưới nói: "Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy mình đã tạo nên một sự khác biệt thực sự khi trở lại Detroit". Cô trở về Detroit, quê hương của mình từ năm 2011.

Công ty lớn nhất chuyển tới đây Quicken Loans, công ty thế chấp trực tuyến, chuyên mua và cho thuê các tòa nhà văn phòng. Công ty này cũng đã thành lập một bộ phận đầu tư mạo hiểm và đã đầu tư cho hơn một chục công ty IT.

Phá sản là con đường khó tránh khỏi đối với Detroit, nhưng trong trung tâm thành phố này vẫn còn tia hy vọng âm ỉ cháy, có thể lan rộng ra và giúp nó hồi sinh. 



Phạm Khánh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !