Đền bù “nhầm” hy hữu tại Đắk Nông: Dân "gian" hay quan "tiếp tay"? (2)

Người dân cho rằng, chỉ cần tìm hiểu thực tế họ đã phát hiện ra những sai phạm trong công tác đền bù, hỗ trợ tại công trình thủy lợi Đắk Rồ. Tuy nhiên, lực lượng chức năng gồm nhiều ban ngành, cơ quan chuyên môn lại không phát hiện ra, suýt nữa gây thất thoát khoảng 6 tỷ đồng tiền ngân sách.

Trong quá trình đền bù bổ sung tại thủy lợi Đắk Rồ, lực lượng chức năng đã mắc nhiều sai sót về nghiệp vụ.

Toàn “nhầm” số tiền lớn

Như đã nói ở bài 1, theo phương án bồi thường, hỗ trợ công trình thủy lợi Đắk Rồ (xã Đắk Đrô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) được phê duyệt năm 2017, có tới 19 hộ được đền bù với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng.

Tháng 7/2019, lực lượng chức năng huyện Krông Nô đã cho các hộ nằm trong danh sách được phê duyệt tạm ứng từ 30-50% số tiền đền bù. Tuy nhiên, sau khi phúc tra lại, có 13 hộ đã bị loại khỏi danh sách, số tiền hơn 8 tỷ đồng giảm xuống còn 2,4 tỷ đồng.

Đã được thu hồi, bồi thường từ trước nhưng năm 2017, ông Nguyễn Ngọc Hoàng vẫn được phê duyệt bồi thường tiếp.

Điều đáng nói, 13 hộ bị loại khỏi danh sách đền bù vì các lý do rất dễ phát hiện như: không có đất, không bị thiệt hại hoặc đất đã thu hồi, bồi thường… Đặc biệt, đa số các hộ đều được phê duyệt “nhầm” với số tiền lớn. Do đó, dư luận địa phương nghi ngờ rằng, việc “nhầm” này có sự tiếp tay của cán bộ thực hiện công tác đền bù.

Cụ thể, năm 2017 hộ ông Nguyễn Ngọc Đào (Buôn K62, xã Đắk Đrô) được phê duyệt bồi thường hơn 600 triệu đồng. Năm 2019, lực lượng chức năng xác định, hộ ông Đào “không bị thiệt hại” nên loại ra khỏi danh sách.

Trường hợp khác là hộ ông Lê Mạnh Cường (Buôn K62, xã Đắk Đrô), được phê duyệt bồi thường hơn 580 triệu đồng vào năm 2017. Năm 2019, khi đo đạc lại, lực lượng chức năng xác định, hộ ông Cường “không có đất” trong diện đền bù.

Tương tự, năm 2017, hộ ông Nguyễn Ngọc Hoàng và hộ ông Hoàng Văn Thành (cùng ngụ thôn Đắk Lập, xã Đắk Đrô), được phê duyệt đền bù hơn 300 triệu đồng/hộ. Đến khi đo đạc, kiểm tra lại, lực lượng chức năng xác định, đất của ông Hoàng và ông Thành đã được thu hồi, bồi thường trước đó.

Ông Bé, ông Cường không có đất, ông Đào không bị thiệt hại vẫn được phê duyệt đền bù vào năm 2017.

Cũng trong danh sách được đền bù năm 2017, ông Ngô Doãn Thông, Phó chi cục thuế huyện Krông Nô được thống kê hơn 20.000m2 đất bị ngập. Do đó, ông Thông được phê duyệt hơn 1,2 tỷ đồng tiền bồi thường. Trong năm đó, ông Thông đã được ứng trước gần 50% số tiền đền bù, tương đương 540 triệu đồng.

Thế nhưng, vào năm 2019, khi đo đạc, kiểm kê lại, lực lượng chức năng xác định, ông Thông chỉ có hơn 2.000m2 đất bị ngập (giảm 18.000m2). Do đó, người này chỉ được phê duyệt nhận 115 triệu đồng. Cũng trong năm 2019, ông Thông đã trả lại hơn 400 triệu tiền đã nhận "thừa" trong quá trình đền bù. 

Liên quan đến vụ việc, ông Nguyễn Văn Rĩnh, Chủ tịch UBND xã Đắk Đrô cho rằng: “Có thể nhiều hộ dân tham lam, đã nhận đền bù trước đó nhưng vẫn tiếp tục khai báo gian dối để hưởng thêm. Về việc có cán bộ tiếp tay hay không thì tôi... không biết”.

Rõ ràng, nếu người dân không tố cáo kịp thời, lực lượng chức năng huyện Krông Nô đã thực hiện chi trả xong tiền đền bù từ năm 2017, qua đó sẽ khiến địa phương thất thoát khoảng 6 tỷ đồng ngân sách.

Người tố cáo nói gì?

Theo ông Nguyễn Văn Nhi-trưởng buôn 9, xã Đắk Đrô, ông là người có đất giáp với lòng hồ thủy lợi Đắk Rồ. Do đó, ai có đất, ai không ông đều nắm tương đối rõ.

Vào năm 2017, ông Nhi tình cờ phát hiện các hộ: Phạm Bá Ngọc, Lê Mạnh Cường, Nguyễn Ngọc Định có tên trong danh sách đền bù nhưng không có đất bị ngập trên thực tế nên làm đơn tố cáo.

Theo danh sách xã Đắk Đrô phê duyệt, ông Cường được đền bù 580 triệu đồng; ông Định 349 triệu đồng; ông Ngọc 291 triệu đồng.

Năm 2017, lực lượng chức năng đã phê duyệt đền bù hơn 8 tỷ đồng.

Cũng theo lời ông Nhi, vào năm 2016, Phạm Bá Ngọc mua lại một phần đất của ông (ở vị trí cao hơn) với giá 220 triệu. Tuy nhiên, ông Ngọc lại được phê duyệt đền bù, còn ông Nhi thì không.

“Chủ trương, kế hoạch đền bù bổ sung tại thủy lợi Đắk Rồ được triển khai nhưng nhiều hộ có đất liền kề hồ không biết. Hơn thế, công tác đo đạc, thống kê đã có từ những năm 2014 và 2015. Đến năm 2016, ông Ngọc mới mua đất của tôi, nhưng không hiểu sao vẫn có tên trong danh sách”? ông Nhi phân vân.

Còn theo hồ sơ PV Infonet thu thập được, trong lần đo đạc vào ngày 31/1/2018, các ông Cường, Định, Ngọc đều bị loại khỏi danh sách, thay vào đó là tên ông Nhi. Lần đo đạc này, chỉ có 17 hộ có đất. Tuy nhiên, kết quả thẩm định được phê duyệt vào tháng 6/2019, ông Nhi không có tên, các ông Cường, Định, Ngọc cũng bị loại với lý do “không có đất”.

Trao đổi với PV, ông Nhi cho biết, sau nhiều lần đo đạc, thẩm định lại, lực lượng chức năng xác định, đất của ông là khu vực tre, le, sông suối nên cũng không có cơ sở đền bù.

Năm 2019, UBND huyện Krông Nô xác định, chỉ có 6 hộ đúng thực tế, số tiền đền bù giảm xuống còn 2,4 tỷ đồng.

Còn theo ông Nguyễn Xuân Khanh (buôn Ol, xã Đắk Đrô), vào năm 2017, ông phát hiện nhiều hộ không có đất, có hộ ngập ít nhưng kê khai nhiều; có hộ còn kê khai cả đất của công ty Đông Bắc (công ty lâm nghiệp liên kết trồng rừng với người dân) để hưởng đền bù.

Thấy những vấn đề sai trái quá lộ liễu, ông Khanh nghi ngờ có cán bộ tiếp tay với các hộ dân, kê không diện tích, làm sai hồ sơ để ăn chia tiền đền bù nên làm đơn tố cáo.

Ông Khanh trao đổi: “Khi thấy danh sách đền bù năm 2017, bà con rất bất bình. Ngoài một số hộ xứng đáng đền bù, có rất nhiều hộ khai khống diện tích, khai không đúng thực tế. Người dân chúng tôi chỉ cần tìm hiểu sơ qua là biết sai. Không hiểu sao, nhiều ban ngành, cán bộ chuyên môn về làm việc mà vẫn không phát hiện ra”.

Huyện Krông Nô giải quyết thế nào với việc đền bù nhầm? Có hay không việc những người tố cáo bị đe dọa, uy hiếp tinh thần? Xin mời quý độc giả tiếp tục theo dõi bài 3 trên Infonet.

Trần Nhân-Hải Dương
Từ khóa: Đắk Đrô Thủy lợi Đắk Rồ Krông Nô Đắk Nông Đền bù nhầm Tố cáo Sai phạm

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Đang cập nhật dữ liệu !