Để thắng IS, cần bao nhiêu liên minh quân sự?

Hiện có ít nhất 3 liên minh quân sự đang có chung mục đích là tiêu diệt IS ở Syria. Tuy nhiên, do mỗi một liên minh lại có những mục đích chiến lược riêng của mình nên IS vẫn chưa hoàn toàn bị tiêu diệt.

Để thắng IS, cần bao nhiêu liên minh quân sự? - ảnh 1

Cần bao nhiêu Liên minh quân sự để thắng IS?

Theo đánh giá của Irina Mokhova – Tiến sỹ chính trị thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, nếu vạch được mặt “kẻ chống lưng” IS thì quốc tế không cần bất cứ liên minh nào vẫn có thể tiêu diệt lực lượng này.

Dưới sự trợ giúp của liên quân phương Tây và các nhóm người Kurd, Iraq đang dần giành lại sự kiểm soát đối với phần lãnh thổ đã rơi vào tay IS.

Ngày 28/12, Iraq tuyên bố đã giải phóng thành phố Ramadi khỏi sự kiểm soát của IS. Tại Syria, nhờ những hoạt động của lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga (VKS), Quân đội Syria cũng đang dần tiêu diệt được IS. Tuy nhiên, liệu tình hình đã thực sự thay đổi và IS sẽ đầu hàng?

Trong bối cảnh này, Ả Rập Xê-út lại tiếp tục đưa ra sáng kiến thành lập thêm một liên minh quân sự nữa để chống IS. Vấn đề được đặt ra là liên minh này được thành lập để làm gì? Rõ ràng, hoạt động của IS đang thực sự đe dọa đến an ninh khu vực này cũng như nền an ninh toàn cầu.

Lực lượng IS đã thành lập một tổ chức gần như nhà nước trên vùng đất giành được ở Syria và Iraq, đồng thời từ đó “xuất khẩu bạo lực” sang Syria. Hàng loạt các vụ khủng bố đã được các phần tử IS thực hiện thành công ở Paris, ở California, đánh bom máy bay Nga trên vùng trời bán đảo Sinai của Ai Cập và tăng cường tuyển mộ những kẻ cực đoan trên toàn thế giới.

Xuất phát từ bối cảnh này, các chuyên gia cho rằng dù Iraq và Syria đã giành được những lợi thế nhất định trong cuộc chiến chống IS nhưng dường như một liên minh nữa vẫn thực sự cần thiết.

Loạn “liên minh quân sự chống IS”

Liên minh chính trị - quân sự chống IS đầu tiên được Mỹ thành lập vào tháng 9.2014. Tham gia liên minh này có đến 60 nước châu Âu và Arab. “Nhóm sáng kiến” gồm có Mỹ, Pháp, Anh, Đan Mạch…) đã gần như ngay lập tức thực hiện các đòn không kích vào các vị trí của IS tại Syria. Tuy nhiên, liên minh này lại không nhận được bất cứ sự cho phép hoặc đề nghị nào của Damascus trước khi thực hiện các chiến dịch của mình.

Hiện chiến dịch của liên quân do Mỹ đứng đầu vẫn đang được thực hiện và đáng nói là Ả Rập Xê-út cũng tích cực ủng hộ sáng kiến của Mỹ. Ngay từ năm 2013, Ả Rập Xê-út đã đề nghị Pháp thực hiện không kích Syria với mục đích nhằm lật đổ chế độ al-Assad. Tuy nhiên, khi đó Washington lại không muốn mạo hiểm thực hiện bước đi này.

Để thắng IS, cần bao nhiêu liên minh quân sự? - ảnh 2

Đang có ít nhất 3 liên minh quân sự chống IS.

Đến tháng 2.2015, Ai Cập lại đưa ra sáng kiến thành lập một liên minh chống khủng bố giữa các nước Arab. Ý tưởng này rất được Ả Rập Xê-út và các nước khác thuộc vùng vịnh Persic hưởng ứng. Ai Cập thậm chí còn đề xuất thành lập một lực lượng quân đội chung giữa các nước Arab với đích ngắm dài hạn là để sử dụng ở Yemen (như mong muốn của Ả Rập Xê-út) và ở Syria. Tuy nhiên, sáng kiến của Ai Cập mới dừng lại ở ý tưởng.

Ý tưởng tiếp theo về thành lập một liên minh chống khủng bố cấp độ quốc tế tiếp theo được Tổng thống Nga Putin đưa ra trong phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 28.9.2015. Ông Putin khi đó đưa ra ý tưởng thành lập một liên minh rộng rãi chống IS mà thành viên có thể trở thành bất cứ quốc gia nào quan tâm đến cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Đến ngày 30.9, trên cơ sở Tổng thống Syria Bashar al-Assad chính thức đề nghị, Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch tiêu diệt IS ở nước này. Hiện chung sức với Nga chống IS mới chỉ có Iran, Iraq và Syria.

Đề xuất thành lập một liên minh quốc tế chống IS của Nga đang gây nên những phản ứng trái chiều. Phản ứng mạnh mẽ nhất chống lại đề xuất này là Mỹ và Ả Rập Xê-út, những quốc gia đặt mục tiêu hàng đầu là lật đổ chế độ al-Assad. Tuy nhiên, có thể còn lý do khác là do Nga không chịu tham gia vào liên minh do Mỹ đứng đầu nên Mỹ mới kiên quyết phản đối ý tưởng của Nga.

Do chiến dịch không kích của Nga ngày càng hiệu quả và lực lượng Quân đội Syria ngày càng củng cố được vị thế của mình trước IS, Ả Rập Xê-út trong giữa tháng 12.2015 vội vã đưa ra ý tưởng thành lập liên minh nữa giữa các nước Hồi giáo để chống IS.

Theo các thông tin ban đầu, hiện đã có hơn 30 quốc gia Hồi giáo và Arab ủng hộ ý tưởng này của Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý là tham gia liên minh này còn có cả Indonesia, Nigieria và Pakistan. Iran và Syria có lẽ không nhận được lời mời tham gia vào liên minh này.

Như vậy, với việc Ả Rập Xê-út thành lập liên minh mới, hiện đã có “cả tá” đề xuất chống IS. Vấn đề được quan tâm nhất hiện nay là lựa chọn phương án hợp lý nhất. Tuy nhiên, sự lựa chọn này không chỉ phụ thuộc vào mong muốn chống khủng bố mà nó còn phụ thuộc vào tham vọng chính trị của các cường quốc. Chính những tham vọng chính trị này là nguồn căn khiến xuất hiện nhiều liên minh chống khủng bố như hiện nay.

Cần vạch được mặt “kẻ chống lưng” IS

Mặc dù mục đích chung là chống IS nhưng giữa Nga, Mỹ và Ả Rập Xê-út, Iran và cả Thổ Nhĩ Kỳ đều theo đuổi những mục đích riêng khi cố gắng thiết lập ở Syria chế độ của mình và lập ra cán cân khu vực theo chiều hướng có lợi nhất. Mặc dù có những điểm gần giống nhau về chiến thuật nhưng giữa Mỹ, Ả Rập Xê-út với Nga và Iran vẫn nhìn nhận tình hình theo cách riêng.

Do đó, các bên thiếu tin tưởng nhau, không có sự phối hợp với nhau, không có sự trao đổi thông tin tình báo với nhau và thậm chí cả danh sách các mục tiêu cần tiêu diệt cũng khác nhau.

Sự bất đồng quan điểm cũng có thể nhìn nhận từ “nội bộ” các lực lượng khủng bố ở Syria. Sự bất đồng quan điểm giữa IS với nhóm “Dzebhat al-Nusra” khiến hai lực lượng này không thể hình thành một mặt trận thống nhất chống chế độ al-Assad. Sự chia rẽ này là một trong những nhân tố khiến ông al-Assad vẫn bảo vệ được chế độ của mình.

Liệu các bên có thể sẵn sàng (thậm chí chỉ là ý tưởng) phối hợp nỗ lực để giành chiến thắng trước IS? Tuy nhiên, đây sẽ là vấn đề khó có thể tìm được lời giải: Nhờ đâu IS lại có thể nhanh chóng củng cố được sức mạnh của mình? IS nhận được tiền để tăng cường hoạt động từ các nguồn nào?

Để thắng IS, cần bao nhiêu liên minh quân sự? - ảnh 3

Hiện các thông tin về việc các nguồn thu nhập chính của IS đến từ việc bán dầu lậu, cướp bóc các ngân hàng của Iraq vẫn chưa thể khẳng định 100%. Theo giới phân tích, nếu không có sự trợ giúp, bảo trợ của các thế lực có ảnh hưởng, không có “kẻ chống lưng” thì IS sẽ không thể có được vũ khí, tăng cường đào tạo phiến quân, và sau đó là bán dầu lậu.

Nếu như những thông tin này được làm sáng tỏ thì các bên sẽ không cần thiết phải thành lập các liên minh chống khủng bố mà vẫn hoàn toàn có thể tiêu diệt được IS.

Một số thông tin về “Dzebhat al-Nusra” và IS

Tổ chức Hồi giáo cực đoan “Dzebhat al-Nusra” (Mặt trận chiến thắng) là một mạng lưới của tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda được thành lập vào năm 2011 tại Syria. Mục đích chính được “Dzebhat al-Nusra” đặt ra là lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và sau đó là thành lập vương quốc hồi giáo ở Syria. “Dzebhat al-Nusra” bị Tòa án Tối cao Nga liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố và bị cấm hoạt động ở Nga.

Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là tổ chức khủng bố hoạt động trên lãnh thổ Syria và Iraq. IS được thành lập ngày 15.10.2006 sau nỗ lực sáp nhập 11 tổ chức Hồi giáo cực đoan dòng Sunni.

“Xương sống” của lực lượng này là các phần tử đã tham chiến với lính Mỹ trong giai đoạn quân Mỹ còn ở Iraq và các phần tử đã gây chiến với quân đội al-Assad ở Syria.

Nhà nước Hồi giáo IS bị Mỹ, Canada, Anh, Australia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, Indonesia, Ấn Độ và Nga coi là tổ chức khủng bố (được tòa án Tối cao ký ban hành văn bản).

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin TASS, hãng thông tấn nhà nước Nga được tái thiết từ hãng tin Itar-TASS cũ. Đây là một trong những hãng thông tấn lớn nhất của Nga, có bề dày 100 năm lịch sử. Hãng này liên kết với hơn 80 hãng thông tấn nước ngoài khác và là một trong những hãng thông tấn uy tín trên thế giới.

Đào Cảnh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !