Để không bị 'bắt nạt' trên Biển Đông: Philippines đang làm gì?

Bãi cạn Scaborough là  thuộc về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, nay đang chịu sự quản lý của Trung Quốc. Nếu không thể cứng rắn hơn, Philippines sẽ tiếp tục mất thêm các vùng chủ quyền khác.

Để không bị 'bắt nạt' trên Biển Đông: Philippines đang làm gì? - ảnh 1
Lực lượng Hải quân Philippines đang cử lính đồn trú trên một chiếc tàu mắc cạn ở bãi Cỏ Mây.

Vị hàng xóm to lớn “cáu bẳn”

Có vẻ Trung Quốc đang dần mất kiên nhẫn trước những hành động cương quyết của Philippines trong thời gian gần đây về các tranh chấp trên Biển Đông. Để phản ứng lại với các hoạt động chạy đua vũ trang của Philippines nói riêng và các nước trong khu vực nói chung, ngày 27/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã ra lời đe dọa “Nếu các quốc gia tranh chấp nào đó lựa chọn con đường đối đầu thì con đường đó sẽ dẫn tới sự hủy diệt”. Lời nói được đưa ra trong Diễn đàn Hòa bình thế giới Vương Hoa.

Trước đó, trong một động thái quyết liệt khác, ngày 24/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố quyết không để Philippines chiếm giữ bãi Cỏ Mây trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và cho rằng khu vực này thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc. Hiện nay, dù đã có những cam kết sẽ giữ ổn định hòa bình trong khu vực và cải thiện quan hệ song phương, Philippines và Trung Quốc vẫn tiếp tục cương quyết hơn trong các hành động yêu cầu chủ quyền của mình, đặc biệt là với bãi Cỏ Mây.

Philippines đang gia tăng các chính sách đối đầu với Trung Quốc trên các mặt trận ngoại giao và quân sự. Chính quyền Manila một mặt đang cố gắng dùng các chiêu bài ngoại giao để kìm hãm sự nổi dậy của Trung Quốc trên Biển Đông, một mặt đang củng cố lại sức mạnh quân sự để chống bị Bắc Kinh “bắt nạt”.

Chính sách ngoại giao cứng rắn

Trong cuộc họp tham vấn Bộ Ngoại giao Philippines – Trung Quốc lần thứ 19 được tổ chức ở Bắc Kinh vào ngày 14/6, bên cạnh những thỏa thuận phát triển, Manila cũng đã yêu cầu Trung Quốc kiềm chế các hành động mạnh mẽ trên Biển Đông về các quyền lợi của Philippines có thể thực hiện trong lĩnh vực hàng hải của mình. Đồng thời, Manila cũng khẳng định một cách cương quyết rằng sẽ bảo vệ bãi Cỏ Mây cho đến người lính cuối cùng của mình. "Trung Quốc không có quyền ra lệnh về những gì Philippines có thể làm trong lãnh hải của mình", Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói. Bộ Ngoại giao nước này cũng đã kêu gọi Trung Quốc rút và rời khỏi khu đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.

Trong một động thái khác, Philippines hiện vẫn theo đuổi vụ kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hợp Quốc về những tranh chấp của hai nước trên Biển Đông. Cho đến nay, Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) đã thành lập xong Hội đồng trọng tài.

Theo các nhà chức trách Philippines, việc đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển là việc “đặng chẳng đừng” và nó chỉ diễn ra “sau khi Philippines đã quá mệt mỏi với những giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm tìm kiếm một giải pháp đàm phán hòa bình trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc”. Philippines cho biết, họ sẽ yêu cầu Hội đồng trọng tài của ITLOS ra phán quyết để xem xét “những tuyên bố về chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển Tây Philippines” là vô hiệu.

Tăng cường hợp tác hải quân

Đồng thời với chính sách ngoại giao, Philippines đang tăng cường hợp tác hải quân cùng với đồng minh và các đối tác thân cận. Cụ thể, trong thời gian này, Philippines cùng với Mỹ và Nhật Bản liên tục tổ chức các chương trình tập trận chung trên biển, ngoài ra, Manila cũng đang xem xét để cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn tới các căn cứ quân sự trong nước của mình.

Để không bị 'bắt nạt' trên Biển Đông: Philippines đang làm gì? - ảnh 2
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (trái) và người đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin tại Manila hôm nay (27/6).

Ngày 27/6, Lực lượng Hải quân Philippines và Mỹ bắt đầu tham gia các cuộc tập trận chung trên Biển Đông. Cuộc tập trận quân sự lần này mang tên Phối hợp Đào tạo và Sẵn sàng trên biển (CARAT), được tổ chức gần bãi cạn Scarborough. Phía Hải quân Philippines thông báo cuộc tập trận chung CARAT không liên quan tới những căng thẳng giữa hai nước hồi năm ngoái.

Đại tá Nodolfo Tejada thuộc Hải quân Philippines Bắc Luzon cho biết mục tiêu chính của cuộc tập trận là tăng cường khả năng tác chiến của quân đội hai nước thông qua các bài giảng và thực hành. Cuộc tập trận bao gồm diễn tập quân dân sự và hải quân được kỳ vọng "tăng cường khả năng tác chiến giữa Hải quân Philippines và Mỹ", ông Tejada nói. Tuy nhiên, xét về tổng quan, việc hợp tác với đối thủ của Bắc Kinh trên Biển Đông chính là thể hiện sự đối đầu của Manila với người hàng xóm khó chịu của mình.

Ngoài Mỹ, Philippines cũng đang bắt tay với Nhật Bản, Ấn Độ trong việc kiềm chế Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân ở khu vực. Ngày 26/7, Nhật Bản cam kết sẽ giúp Philippines bảo vệ “các đảo xa” trong lúc chính phủ hai nước cùng lo ngại về những động thái quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông. Tại Manila, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết hai bên đã thảo luận về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã hoan nghênh đề nghị của Nhật Bản giúp cải thiện năng lực quân sự yếu kém của nước này. Cả hai bên không nói thêm chi tiết nhưng như Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói hồi tháng Hai, Philippines sẽ nhận 10 tàu tuần tra mới từ Nhật Bản trong vòng 18 tháng nữa.

Mua sắm vũ khí, tăng cường sức mạnh

Không chỉ tìm kiếm sự giúp đỡ, hợp tác từ bên ngoài, Philippines cũng đã liên tục tìm kiếm sự gia tăng sức mạnh quân sự của mình. Manila hiện đang đầu tư thêm nhiều ngân sách quốc phòng, mua sắm vũ khí để quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

Để không bị 'bắt nạt' trên Biển Đông: Philippines đang làm gì? - ảnh 3
Tàu hải quân BRP Ramon Alcaraz của Philippines có trang bị tên lửa Harpoon (ảnh nhỏ).

Trong năm nay, Hải quân Philippines đã tiếp nhận rất nhiều tàu chiến và các loại vũ khí bảo vệ bờ biển khác. Cụ thể, lực lượng này sẽ tiếp nhận tàu chiến BRP Ramon Alcaraz  với hệ thống động cơ có thể đạt tốc độ 25 knot (46km/giờ) mà không gặp sự cố gì.

Ngoài ra, Hải quân Philippines sẽ sắm máy bay trực thăng chống tàu ngầm và chiếc máy bay này sẽ gia nhập với 3 máy bay Agusta Westland Power 109 dự kiến về Philippines trong năm tới. Các vũ khí mới sẽ giúp Hải quân Philippines tăng cường năng lực chống tàu ngầm.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Fernando Manalo cho hay Hải quân nước này cũng sẽ mua một tàu chiến trị giá ít nhất 400 triệu USD và thay cho kế hoạch mua 2 tàu cũ tân trang trị giá gần 300 triệu USD.

Hiện Hải quân Philippines đang được ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch hiện đại hóa của Các lực lượng vũ trang Philippines bởi tình hình Biển Đông đang ngày càng căng thẳng.

Philippines cũng đang cân nhắc mua một tàu ngầm để thúc đẩy năng lực của Hải quân. Tuy nhiên, một chiếc tàu ngầm trị giá tới hàng tỷ USD và mức chi phí đó gần như vượt ngoài khả năng của Quân đội Philippines khi xét tới ngân sách quốc phòng cũng như các ưu tiên khác.

Theo một nghiên cứu, Philippines cần khoảng 11,5 tỷ USD để đạt được một “danh sách vũ khí” để Hải quân nước này có đủ số vũ khí giúp đạt được các năng lực chiến đấu cần thiết.

Trong danh sách vũ khí này của Philippines có 3 tàu ngầm để chiến đấu và phòng ngừa dưới mặt nước và 3 tàu dò phá mìn. Ngoài ra trong danh sách này còn có 6 tàu chiến, 12 tàu hộ tống loại nhỏ chủ yếu dùng để chống tàu ngầm, 4 tàu vận tải chiến lược, 18 tàu đổ bộ phục vụ, 20 xuồng tuần tra bờ biển, 30 tàu tuần tra bờ biển, 42 xuồng tấn công đa chức năng, 18 máy hải giám, 18 trực thăng hải quân và 18 trực thăng đa chức năng.

Từ tháng trước, người phát ngôn Văn phòng Chính phủ Philippines đã nói về việc quân đội nước này đã đạt được “hệ thống phòng thủ tin cậy tối thiểu” để bảo vệ lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển phía tây nước này (Biển Đông).

Trong bài phát biểu vào ngày Quốc khánh, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố sẽ bảo vệ chủ quyền của đất nước trong giai đoạn mà Trung Quốc cũng đang ra sức xây dựng sức mạnh quân sự, bất chấp nước này có đầy đủ hay không đầy đủ vũ khí.

Trong tháng Năm, nhân dịp kỷ niệm 115 năm Hải quân Philippines, Tổng thống Aquino cũng đã thông báo rằng số tiền ngân sách 75 tỷ peso Philippines ( tương đương 1,75 tỷ USD) đã được phê duyệt để sử dụng trong quá trình hiện đại hóa quân đội. Ông cho biết việc nâng cấp sức mạnh quân sự sẽ giúp bảo vệ lãnh thổ hàng hải của đất nước, chống lại những “kẻ bắt nạt”. 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !