Để được gia nhập NATO, Macedonia chấp nhận thay đổi cả tên gọi
Người dân Skopje với là cờ Macedonia |
RIA Novosti dẫn nguồn tin thông thạo với các cuộc đàm phán gia nhập NATO của Cộng hòa Macedonia cho biết, Liên minh quân sự này đang lên kế hoạch kết nạp nước Cộng hòa thuộc Nam Tư cũ này làm thành viên tiếp theo vào mùa xuân năm 2018.
Vì mục đích trở thành viên của NATO, Macedonia đã sẵn sàng đổi tên gọi của mình. Hiện giờ vẫn còn Hy Lạp - thành viên trong liên minh là rào ngăn cản Macedonia đạt được mục đích–do Athens yêu cầu nước cộng hòa láng giềng thay đổi tên để tránh bị nhầm lẫn với khu vực Macedonia của Hy Lạp.
Nguồn tin tiết lộ: "Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lên kế hoạch sẽ đến thăm Skopje vào giữa tháng Bảy tới và thảo luận về vấn đề này. Mục tiêu của NATO là đến mùa xuân năm 2018 sẽ kết nạp nước này làm thành viên".
Nguồn tin trên cũng cho biết, Hoa Kỳ cũng tích cực ủng hộ vấn đề này: "Trước đó, đại sứ Hoa Kỳ tại Skopje đã gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Macedonia và cũng đã thảo luận về vấn đề này. Washington kêu gọi Skopje nhượng bộ để đạt được mục tiêu". Nguồn tin cũng nhấn mạnh rằng Hy Lạp không có ý định rút yêu cầu của mình.
Trước đó, Thủ tướng Alexis Tsipras của Hy Lạp đã chúc mừng Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev nhân lễ nhậm chức và tái khẳng định quan điểm của Athens trong cuộc tranh cãi về tên gọi của Macedonia.
Ông Zaev cho biết nước này sẵn sàng gia nhập NATO dưới tên khác Cộng hòa Nam Tư (cũ) Macedonia, theo như Hy Lạp đòi hỏi, nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập của nước cộng hòa vào EU.
Theo ông Zaev, có hai cách: hoặc là giải quyết luôn vấn đề hoặc là gia nhập NATO dưới cái tên tạm thời và tiếp tục đàm phán với Hy Lạp về vấn đề này. Năm 2009 Macedonia đã tham gia chương trình hành động thành viên NATO (Membership Action Plan).
Tranh chấp với Hy Lạp vì tên gọi của nước Cộng hòa thuộc Nam Tư cũ đã xuất hiện từ sau khi Macedonia rời khỏi Nam Tư vào năm 1991. Vì tìm cách thay đổi tên của nước cộng hòa láng giềng, để tránh nhầm lẫn với khu vực Macedonia của Hy Lạp, Athens đã ngăn cản Skopje gia nhập EU và NATO.
Hy Lạp cho rằng, cái tên "Macedonia" phản ánh chính sách của chủ nghĩa thu hồi đất cũ (irredentism) và có thể làm lý do cho Skopje đòi chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời Athens sẽ không phản đối nếu từ "Macedonia" được bổ sung thêm một định nghĩa địa lý.
Trong khi chờ giải quyết tranh chấp về đòi hỏi của Hy Lạp đối với tên gọi của quốc gia láng giềng, thì tên gọi "Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia" là cái tên được chấp nhận cả ở Liên Hợp Quốc.
Cộng hòa Macedonia có những tranh cãi với Hy Lạp về tên gọi của nước này do Macedonia lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử/văn hóa gắn liền Hy Lạp. Vì vậy vào năm 1991, nước này tách ra khỏi Liên bang Nam Tư và đã gia nhập Liên Hiệp Quốc với tên gọi Cựu Cộng hòa Nam Tư Macedonia, tuy nhiên tên gọi là Cộng hòa Macedonia cũng được sử dụng rộng rãi để chỉ nước này.