Đề cử Lễ hội Đô thị Nước Mặn vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Đô thị Nước Mặn là dịp để người dân hiểu nhiều hơn về vùng đất của cảng thị và vai trò của cảng thị Nước Mặn đối với đời sống kinh tế - văn hóa Bình Định bao thế kỷ qua.
Lễ hội dân gian độc đáo
Đầu tháng 8/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký Công văn số 4662 gửi Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, về việc đề cử Lễ hội Đô thị Nước Mặn đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Đô thị Nước Mặn là một trong những lễ hội dân gian có quy mô lớn và ra đời sớm ở tỉnh Bình Định, cách đây gần 4 thế kỷ. Hàng năm, lễ hội được tổ chức trong ba ngày: Ngày cuối tháng Giêng âm lịch, có thể ngày 29 hay ngày 30 tùy tháng thiếu hay đủ, và từ ngày 1 đến ngày 2 tháng Hai âm lịch. Thời gian tổ chức lễ hội có thể được kéo dài thêm sang ngày 3 và ngày 4 tháng Hai âm lịch.
Lễ hội đã phục dựng nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng vùng thương cảng Nước Mặn sầm uất và trù phú như rước linh tổ tiên của vùng đất này với cả 4 đối tượng ngư – tiều – canh – mục được thờ trong 4 ngôi miếu trấn giữ làng ở cả 4 hướng đông – tây – nam – bắc. Bên cạnh những hoạt động đặc trưng như võ thuật, hát tuồng và hát bài chòi cổ, người dân còn được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian khác.
Lễ hội được tổ chức tại chùa Bà (thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước), nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Chùa mang nét văn hóa, tôn giáo, thể hiện sự hòa hợp giữa các tộc người khác nhau từ nhiều thế kỷ trước đã tạo nên cảng thị sầm uất, có tên trên nhiều hải đồ của các quốc gia trên thế giới. Người dân đã xây dựng Chùa Bà để thờ cúng, cầu cho mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng.
Ở thôn An Hòa hiện vẫn còn lưu truyền những câu ca dao: “Tháng Giêng xem hội chùa Ông - Mà lòng nhấc nhổm chờ mong hội Bà - Ai đi buôn bán nơi xa - Lo về kịp hội quê nhà thường niên”.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Ý nghĩa nhân văn sâu sắc
“Lễ hội là một hồi ức về cảng thị lớn nhất phủ Quy Nhơn thuở trước, đã suy tàn và hóa thân thành thành phố biển Quy Nhơn ngày nay. Lễ hội Đô thị Nước Mặn có ý nghĩa sâu sắc bởi đó là hơi thở, là nhịp đập từ trong quá khứ vọng về hiện tại và từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ; là dịp để người dân hiểu nhiều hơn về vùng đất của cảng thị và vai trò của cảng thị Nước Mặn đối với đời sống kinh tế - văn hóa Bình Định bao thế kỷ qua”, công văn của UBND tỉnh Bình Định nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, các hoạt động trong lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giáo dục về truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu quê hương đất nước cho các thế hệ mai sau. Từ đó khơi dậy tinh thần tiếp nối truyền thống trong nhân dân, cố gắng trong lao động, sản xuất để xây dựng vùng đất lịch sử này thêm giàu đẹp.
Thời gian qua, UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Tuy Phước và các tổ chức, cá nhân liên quan lập hồ sơ khoa học Lễ hội Đô thị Nước Mặn trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đến nay, hồ sơ Lễ hội đã hội đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 04 ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Box:
Nhằm tôn vinh đúng giá trị đích thực về lịch sử, văn hóa, đồng thời định hướng cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị của một di sản lễ hội truyền thống trong quá trình hội nhập, phát triển bền vững, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm xem xét, quyết định ghi danh, đưa Lễ hội Đô thị Nước Mặn vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ngọc Mai
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.