Đẩy mạnh bác sĩ gia đình trong bối cảnh già hóa dân số

Mô hình bác sĩ gia đình được xem là giải pháp phù hợp nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, trong bối cảnh già hóa dân số nhanh hiện nay.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã lên tới đỉnh điểm trong năm nay và đang giảm dần. Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050. Có nghĩa, cứ 5 người thì có một người cao tuổi. Điều này có nhiều tác động tiêu cực đến nguồn cung lao động của Việt Nam, đến tăng trưởng năng suất dài hạn.

Già hóa dân số làm phát sinh nhiều vấn đề, mà cả các nước phát triển cũng đang phải đối mặt. Trong đó, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế người già là một trong những việc quan trọng phải giải quyết ngay. Mặc dù, nhiều người cao tuổi hiện nay đã có sức khỏe tốt hơn, nhưng tuổi tác cùng với những thay đổi về sinh lý cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật và tàn tật. Chưa kể, ở Việt Nam, khái niệm “người già đô thi” đang mở rộng phạm vi hơn.

Hết năm 2017, Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số. Riêng số người từ 80 tuổi trở lên là 2 triệu người. Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam chiếm 18% và năm 2050 là 26%. Tuy nhiên có một thực tế là hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Mô hình bác sĩ gia đình được xem là phù hợp với việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người già, không chỉ ở các đô thị mà còn phù hợp với vùng nông thôn.

Ảnh minh họa

Phó Giáo sư Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang chịu gánh nặng mô hình bệnh tật kép với các bệnh lây nhiễm lưu hành và diễn biến phức tạp, các bệnh không lây nhiễm gia tăng nhanh, tình trạng già hóa dân số. Năng lực cung ứng dịch vụ các tuyến, nhất là các tuyến y tế cơ sở còn hạn chế, dẫn đến tình trạng quá tải tại một số bệnh viện trung ương, tuyến cuối, chuyên khoa.

Định hướng của y tế Việt Nam trong thời gian tới là phát triển hệ thống y tế bền vững, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Song song phát triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, hiện đại cần phát triển y tế cơ sở để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng ngay tại nơi sinh sống. Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

Phó Giáo sư Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết mô hình bác sĩ gia đình đã ra đời và áp dụng từ lâu ở nhiều nước phát triển. Y học gia đình là một chuyên khoa y học lâm sàng nhưng có định hướng dự phòng bệnh thông qua khám tầm soát, theo dõi suốt đời các vấn đề sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

Các phòng khám bác sĩ gia đình đảm bảo 6 nguyên tắc liên tục, toàn diện, phối hợp, gia đình, cộng đồng và phòng ngừa. Y học gia đình là chìa khóa giải quyết cùng lúc 2 vấn đề là giảm chi phí y tế và quá tải bệnh viện. 
Tại nhiều nước, 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân là do bác sĩ gia đình đảm nhận. Ở những nước tiên tiến, bác sĩ gia đình có thể xử lý đến 90% bệnh tật. Sự can thiệp sớm trong chẩn đoán, điều trị chính là giải pháp an toàn, kinh tế nhất để tránh các biến chứng do bệnh tật.

Theo bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam, nguyên giám đốc Sở Y tế TP HCM, bệnh viện cần phải được trả về đúng vị trí, vai trò của nó. Đây không còn là nơi điều trị “sổ mũi nhức đầu” mà phải theo xu thế giảm số lượng, tăng chất lượng giường bệnh, rút ngắn ngày điều trị, giảm ngày tái nhập viện, tăng điều trị ngoại trú, trong ngày. Điều này đáp ứng đúng nhu cầu, tâm lý người dân là không ai bệnh mà muốn nhập viện vừa bất tiện vừa tốn kém. 

Theo bác sĩ Dũng, phải xây dựng trạm y tế xã phường làm mắt lưới đầu tiên cơ bản kết nối các phòng khám bác sĩ gia đình tại địa bàn dân cư. Bác sĩ gia đình thật sự là bác sĩ của dân, gần dân. Bác sĩ gia đình hành nghề tự do, hành nghề tư nhân, thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế. Không nhà nước hóa bác sĩ gia đình mà nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ bằng chế độ, chính sách thiết thực cho bác sĩ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn.

PV

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !