Đau lòng khi thiếu nhi hát nhạc người lớn

Lo lắng trước thực trạng trẻ con phải hát nhạc người lớn vì thiếu ca khúc dành cho đúng lứa tuổi, NSND Trọng Nghĩa vừa gửi “tâm thư âm nhạc” tới Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Xung quanh bức tâm thư này, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với ông.

Thưa nhạc sĩ, NSND Trọng Nghĩa, lý do khiến ông viết “tâm thư âm nhạc” gửi Bộ trưởng Bộ GDĐT?

- Những năm gần đây, khi theo dõi về âm nhạc cho thiếu nhi, tôi thấy không có nhiều ca khúc mới. Mà điều này không chỉ tôi mới nhìn thấy, ngay cả các bạn, những bài báo hay trên phát thanh, truyền hình cũng luôn nói đến sự thiếu hụt các ca khúc dành cho thiếu nhi. 
Đau lòng khi thiếu nhi hát nhạc người lớn - ảnh 1
Cuộc thi Giọng hát Việt nhí tràn ngập các bài hát người lớn.

Gần đây, khi tôi mở xem các chương trình giải trí, sân chơi dành cho thiếu nhi trên VTV như Đồ rê mí, Giọng hát Việt nhí, cũng chỉ thấy các cháu hát toàn nhạc người lớn và hát nhạc nước ngoài. Một cuộc thi dành cho thiếu nhi thì phải hát nhạc thiếu nhi chứ, sao lại hát nhạc người lớn, và như thế có phải là các chương trình đã mất đi tính ngây thơ rồi không. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất đau lòng.

Một điều nữa tôi muốn nói đến, đó là tâm huyết của người nhạc sĩ dành cho các ca khúc thiếu nhi đã không còn. Rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam gần đây thường sáng tác để phục vụ thị hiếu tầm thường, vì có tiền đặt hàng của đơn vị này, đơn vị kia, tiền quảng cáo… Trong khi đó, thế hệ các nhạc sĩ trước đây như Phạm Tuyên, Phong Nhã, Hoàng Long, Hoàng Lân, Hàn Ngọc Bích, Trương Quang Lục, Vũ Hoàng... đã hoàn toàn viết bằng tâm huyết và tình yêu cho các em. 

Tôi tự cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm đối với những thế hệ tương lai và lứa măng non bây giờ, có thể chúng phần nào đã đầy đủ về vật chất nhưng lại quá nghèo nàn, thiếu thốn về tinh thần. Và bằng tình cảm của riêng cá nhân tôi, sự thương yêu các cháu, quý mến, tôn kính các thầy cô giáo, tôi đã sáng tác một số bài hát cho các cháu như: “Công ơn thầy cô”, “Nhớ mãi thời học sinh”, “Tiếng trống trường”… để gửi vào bức tâm thư âm nhạc.

Đúng như nhạc sĩ nhận định, ca khúc dành cho thiếu nhi hiện tại rất ít, những ca khúc cũ hát mãi đã nhàm. Và đó là lỗi của người lớn chúng ta?

- Đúng vậy, các cháu đang ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, vẫn còn hồn nhiên trong sáng lắm, nhưng đã được đào tạo hát những thứ âm nhạc nhố nhăng, như một con vẹt, và trên hết các cháu bị lợi dụng để làm quảng cáo, thu tiền. Ngoài ra, tôi thấy có những vị giám khảo dẫn dắt các cháu trên sân khấu trông rất nhố nhăng, rất phản giáo dục, phản văn hóa. 

Tôi nhớ ngày trước, các cuộc thi hát thiếu nhi là đúng với tiêu chí dành cho thiếu nhi, thí sinh nào hát các bài hát người lớn sẽ bị loại hoặc bị trừ điểm ngay. Tôi còn nhớ hồi tôi tham gia cuộc thi hát thiếu nhi, Khắc Huề- một trong những giọng ca rất hay vào thời điểm đó (nay là NSƯT), vì hát một bài hát người lớn mà đã bị trừ điểm.

"Cần có sự áp đặt các cháu phải học nhạc, tổ chức hội diễn, sinh hoạt về âm nhạc, phổ cập nhạc thiếu nhi nhiều hơn nữa. Và đặc biệt, phát thanh và truyền hình cần phát sóng nhiều hơn nữa những ca khúc thiếu nhi”. 

Nhạc sĩ nhận định như thế nào về các show truyền hình ca nhạc hiện nay, theo ông, vai trò giáo dục thẩm mỹ của chúng có đạt được không?

- Hiện tại tôi không còn hứng thú khi xem các chương trình này nữa. Bởi lúc đầu mục đích của các chương trình này cũng rất trong sáng, phát hiện tài năng, phát triển giọng ca rất tốt. 

Nhưng rồi quảng cáo, yếu tố kinh tế đã bóp méo chương trình, nhiều?thí sinh không xứng đáng nhưng vẫn được giải thưởng, hoặc đi lạc sang một đường lối không phải của văn hóa chính thống nữa. Hay với những cuộc thi như Giọng hát Việt Nhí, Giọng hát Việt thì lại lạm dụng các cháu, các thí sinh để kiếm tiền bằng quảng cáo. Hoặc biến sân chơi này thành nơi để lăng xê những “ông hoàng nhạc Việt”, “nữ hoàng âm nhạc”, với những trò ăn nói sáo rỗng, thiếu văn hóa, những kiểu ăn mặc phản cảm…

Vậy theo nhạc sĩ làm thế nào để chúng ta có nhiều bài hát hay hơn nữa cho thiếu nhi?

- Theo tôi, nếu phát động cuộc thi hát dành cho thiếu nhi, trước đó nên phát động tìm bài hát và cần phát động một cuộc thi sáng tác dành cho thiếu nhi, để làm sao cho các cháu có đủ các bài hát để thi qua các vòng thi. 

Không nên để các cháu gồng mình để hát những ca khúc như: “Tìm về dấu yêu” “Baby”, hay thổn thức, sướt mướt “Giấc mơ ngày xưa”, “Ru lại câu hò”, “Trên bến sông buồn”… Ngay cả cháu Quang Anh đoạt giải Nhất Giọng hát Việt nhí vừa rồi, mặc dù giọng hát rất hay, rất trong sáng nhưng khi hát những ca khúc “Đá trông chồng”,” Quê nhà”… thì sự hồn nhiên trong sáng của cháu đâu còn nữa.

Ngoài lá tâm thư âm nhạc, ông còn muốn nhắn gửi điều gì đến người đại diện Bộ GDĐT?

- Như thời của tôi và các thế hệ trước, chúng tôi đã có rất nhiều thời gian để tham gia các sinh hoạt ngoại khóa như chơi cầu lông, tennis, học đàn, học hát, học nhạc… Nhưng với phương pháp giáo dục như hiện tại, các cháu đang là cái máy học, là rô-bốt với lượng thời gian học là 14 tiếng và chỉ có 2 tiếng nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt tắm rửa, vậy lấy đâu thời gian để các cháu có thể học và hiểu hơn về văn hóa, nghệ thuật, cũng như kỹ năng sống, môi trường sống xung quanh.

Nên chăng Bộ GDĐT cần giảm tải những giờ học, những môn học không cần thiết, để các cháu có thời gian cho những sinh hoạt ngoại khóa, những môn học bổ ích phục vụ cho cuộc sống sau này của các cháu hơn.

Xin cảm ơn nhạc sĩ!

Nguồn Dân Việt

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !