Đâu là "Cha, Mẹ" của các loại bom
Nước Nga ngoài các đầu đạn hạt nhân còn sở hữu hàng loạt hệ thống vũ khí mà sức công phá của chúng có thể so sánh với vũ khí nguyên tử nhưng lại không làm ô nhiễm phóng xạ môi trường. Tại sao bom chân không (AVBPM) của Nga lại được gọi là “Cha" của các loại bom?
Bom "Cha" và sức công phá kinh hoàng
Mùa thu năm 2007, kênh truyền hình Nga trình chiếu băng các cảnh quay một vụ thử nghiệm bom phi hạt nhân có sức công phá mạnh nhất. Sự phát triển loại bom này nằm trong vòng bí mật và không có tên gọi chính thức, chỉ đặt mã hiệu viết tắt là AVBPM – viết tắt của Bom chân không tăng cường sức công phá. Truyền thông lập tức đặt tên quả bom này là “Cha" các loại bom đối lập với bom phi hạt nhân của Mỹ GPU-43/B MOAB, được thử nghiệm 4 năm trước và được đặt tên là “Mẹ" của các loại bom.
GPU-43/B MOAB Mẹ của các loại bom |
Một vụ thử nghiệm bom xuyên nhiệt áp tấn công hầm ngầm của Mỹ |
Bom của Nga được chế tạo nhẹ hơn và gọn hơn so với của Mỹ, nhưng mạnh hơn nhiều. Được ứng dụng công nghệ nano, AVBPM có sức phá hủy mạnh gấp 4 lần MOAB và có khả năng sát thương, phá hoại trên diện tích rộng gấp 20 lần GPU-43. Bom Nga có bán cầu nhiệt và nhiệt độ tâm bán cầu lớn gấp đôi so với bom Mỹ. Theo hiệu năng sức công phá “Cha" của các loại bom gần hơn với các đầu đạn hạt nhân chiến thuật, nhưng do sử dụng hiệu ứng nhiệt áp, vụ nổ không gây ô nhiễm môi trường hóa học và phóng xạ.
Theo video trên kênh truyền hình, máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Thiên nga trắng đã tiến hành vụ thử nghiệm “Cha của các loại bom” Quả bom có hình một chiếc thùng tròn đầu rơi từ khoang chứa bom và rơi xuống đất bằng một chiếc dù nhỏ. Ở khoảng cách gần mặt đất, quả bom được kích hoạt và gây ra một vụ nổ nhiệt áp tương tự vụ nổ nguyên tử. Các công trình vững chắc sụp đổ hoàn toàn, mặt đất cháy đen và các trang thiết bị kỹ thuật quân sự bị nghiền vụn
"Kết quả thử nghiệm vũ khí cho thấy bom có hiệu quả và uy lực tương tự với vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật - Phó Tổng tham mưu trưởng Alexander Rukshin nhận xét. - Đồng thời, tác động của loại bom này là hoàn toàn không gây ô nhiễm môi trường nếu so với các loại vũ khí hạt nhân. Các đầu đạn mới sẽ cho cơ hội để đảm bảo an ninh quốc gia và đối đầu với chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong mọi tình huống và bất kỳ khu vực nào. "
Bom "Cha" trong container |
Vụ nổ thử nghiệm bom "Cha" ở Nga |
Bom “Cha” 7,1 tấn có khối lượng nhẹ hơn bom “Mẹ” 8,2 tấn của Mỹ, công suất vụ nổ tương đương với 44 kT. Diện tích hủy diệt cũng lớn hơn bom của Mỹ đến 20 lần.
Vũ khí hủy diệt
Bom chân không (nhiệt áp) hoạt động theo nguyên tắc tạo ra một vùng chân không kín của vụ nổ. Bom chân không của Nga được chế tạo bởi Tập đoàn cổ phần chế tạo vũ khí chiến thuật "Basalt" Moscow. Mục đích của bom chân không nhằm phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong các hẻm núi, sườn đồi hoặc các công trình phòng thủ quân sự trên địa hình, phá hủy các trận địa mìn phức hợp trên diện rộng.
Bom nhiệt áp chân không mẫu thử nghiệm |
Bom chân không đã từng được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam để san phẳng một diện tích rộng rừng nhiệt đới, thường gọi là bom phát quang. Quân đội Xô viết cũng đã sử dụng các loại bom nhiệt áp chân không tấn công các hang núi Tor Bor và căn cứ ngầm khác của quân đối phương trên chiến trường Afganistan. Liên Xô trước đây và Nga hiện nay có loại bom chân không nhiệt áp mạnh nhất là ODAB-1500 và bom nổ phá chất nổ thông thường FAB-9000. Đây là các loại bom hủy diệt có sức mạnh khủng khiếp dùng để tấn công các cụm căn cứ lớn trên đất liền và các mục tiêu lớn trên biển.
Cận cảnh sức mạnh hủy diệt của bom "Cha" |
Phía đầu quả bom thường là bộ phận cơ khí điện tử phức tạp được dùng để kích hoạt bom và tạo ra một đám mây bụi chất nổ. Sau khi bom được thả ra ngoài không trung, sau một thời gian nhất định sẽ được kích hoạt, tạo ra một đám mây dày đặc chất nổ mạnh. Bụi sol khí thuốc nổ trộn với không khí tạo thành một hỗn hợp cháy nổ rất mạnh, được kích nổ bằng bộ phần nổ mồi. Hỗn hợp tạo thành một đợt sóng xung kích có áp suất dư lên đến 3000 kPa (30 kg / cm), hình thành tâm vụ nổ là môi trường hoàn toàn chân không. Chênh lệch áp suất này đã phá hủy hoàn toàn những gì nằm trong khu vực nổ, từ công trình xây dựng kiên cố, trang thiết bị cũng như sinh lực.
Bom nhiệt áp chân không có thể được không quân sử dụng ở độ cao từ 200-1000 m với vận tốc bay khoảng từ 500-1100 km/h. Bom nhiệt áp bị các tổ chức Liên Hiệp Quốc cáo buộc là những phương tiện chiến tranh phi nhân đạo, gây đau đớn cho con người. Mặc dù vậy, vũ khí nhiệt áp hoàn toàn không bị cấm trong tất cả các công ước quốc tế từ trước đến nay.
Phản ứng từ phương Tây
Truyền thông Phương Tây phản ứng với vụ thử vũ khí nhiệt áp công suất lớn với sự lo lắng và quan ngại sâu sắc. “Hành vi quân sự thách thức Phương Tây” The Daily Telegraph tuyên bố. Hãng tin cho rằng những thử nghiệm này là “minh chứng thực tế rằng Lực lượng Vũ trang Nga đang khôi phục lại vị thế của họ trong công nghệ quân sự”. Các phóng viên của The Guardian đề xuất ý kiến cho rằng, thử nghiệm là sự đáp trả xứng đáng việc triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Trung Âu. BBC cho rằng FOAB (tên chính thức là quả bom theo định danh NATO) đại diện cho các đầu đạn phi hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng, những thử nghiệm của “Cha" các loại bom được tiến hành không phải để đe dọa Phương Tây hoặc trình diễn sức mạnh công nghiệp quốc phòng Nga. Hoàn thiện công nghệ, AVBPM có thể trở thành đầu đạn phi hạt nhân có công suất mạnh nhất cho tên lửa đạn đạo hiện đại РС-28 " Sarmat", những thử nghiệm phóng tên lửa này sẽ bắt đầu vào năm 2017.
Nếu giảm thiểu khối lượng của bom cho phù hợp với tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa, đưa tên lửa đạn đạo “Sarmat” vào trạng thái tên lửa đạn đạo phi hạt nhân sẽ rỡ bỏ rất nhiều rào cản.
Hơn nữa, khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong một cuộc xung đột vũ trang chiếm 1 phần triệu, nhưng sử dụng tên lửa với đầu đạn nhiệt áp là một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra.