Dấu hiệu nào cảnh báo viêm loét dạ dày?
Ảnh minh họa. |
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai khi hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày có lớp chất nhày và lớp tế bào biểu mô bề mặt. Nếu lớp nhày mỏng đi hoặc phá hủy thì lớp tế bào biểu mô cũng bị bong tróc bị hỏng thì lúc đó các tác nhân khác sẽ tấn công vào các lớp khác thành dạ dày, tá tràng làm thành ổ loét và tùy vào mức độ thì ổ loét có thể sâu thậm chí làm thủng thành ống tiêu hóa. Với bệnh viêm loét dạ dày làm hỏng hàng rào bảo vệ và tấn công vào thành dạ dày và tùy vào mức độ tổn thương nông thì là viêm còn tổn thương thực sự gọi là ổ loét.
Viêm loét dạ dày – tá tràng không tập trung ở lứa tuổi nào mà mỗi lứa tuổi thì khác nhau. Ở người trẻ loét hành tá tràng hay gặp hơn còn tuổi trung niên loét dạ dày tăng lên.
Triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày là đau (đau có tính chất chu kỳ) chu kỳ thay đổi tùy người, có người theo nhịp ngày đêm, bữa ăn (trước ăn, sau ăn) theo mùa, theo thức ăn. Ngoài ra còn đau bụng trướng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua. Khi có một triệu chứng cần phải nội soi dạ dày, có thể phải sinh thiết, làm test xem có hiện diện của HP hay không.
PGS Hồng cho biết nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng nhiều như nhịp sống, căng thẳng, chế độ ăn sinh hoạt thất thường tăng tiết axit bất thường gây tổn thương, hiện diện của vi khuẩn HP làm tổn thương viêm, loét. Sử dụng thuốc lạm dụng (sử dụng theo chỉ định hoặc không theo chỉ định) có thể làm phá hỏng hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt cũng có thể gây tổn thương viêm loét, làm hỏng chất nhầy, thành bảo vệ… Các khối u tăng bài tiết gây tăng axit, yếu tố di truyền, ăn uống, sinh hoạt (hút thuốc lá nhiều)…
Hiện nay tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày tăng, PGS Hồng cho biết có thể tỷ lệ mắc bệnh cao do việc tầm soát không được làm thường xuyên, chế độ ăn uống, sinh hoạt không để ý để phòng chữa được bệnh viêm loét dạ dày, không quan tâm sàng lọc, nhiễm vi khuẩn HP, không quan tâm yếu tố nguy cơ, gia đình có người ung thư dạ dày, đã phát hiện ra viêm loét dạ dày rồi thì cần nhịp theo dõi, cần chế độ theo dõi lại (3 tháng, 6 tháng).
Với những tổn thương loét hành tá tràng ổ trên 1cm thì buộc theo dõi đến lên sẹo thì thôi.
PGS Hồng cho biết nhiều bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nhưng không điều trị triệt để dù bị bệnh bác sĩ hẹn tái khám nhưng không quay lại để khám dẫn đến biến chứng xuất hiện xuất huyết tiêu hóa.
Nhiều bệnh nhân ngại nội soi vì sợ cảm giác đưa ống nội soi vào họng. Tuy nhiên PGS Hồng cho biết hiện giờ áp dụng nội soi gây mê. Tuy nhiên, việc nội soi gây mê cũng đòi hỏi điều kiện, người bệnh nhịn ăn, không có thức ăn, không có dịch, có căn bệnh bác sĩ không phát hiện ra có dịch chất chứa trong dạ dày thì nội soi gây mê có thể sặc đường thở có thể có nên trước nội soi gây mê cần sàng lọc loại bỏ yếu tố nguy cơ của nội soi gây mê.
Để phòng viêm loét dạ dày, PGS Hồng khuyến cáo chế độ ăn uống sinh hoạt đầu tiên là phải ăn uống nghỉ ngơi điều độ, không có lao vào ăn uống, ngủ nghỉ không điều độ làm rối loạn bài tiết, làm việc kiểm soát axit trong dạ dày khó hơn nhiều, ngoài ra một số thức ăn cũng khuyên không dùng đối với người điều trị viêm loét dạ dày như: chế độ ăn quá cay, quá chua, đồ uống có cồn, có gas…