Dấu hiệu cho thấy đường máu tăng cao
Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện tình trạng này và có thể không chú ý đến những tác hại của nó gây ra đối với thần kinh, mạch máu và các cơ quan nội tạng.
Thường xuyên cảm thấy đói là một trong những biểu hiện của đường huyết tăng cao. |
Để ngăn hậu quả trước khi nó xảy ra, điều quan trọng là nhận ra những biểu hiện vào đúng thời điểm và có giải pháp phù hợp:
Thường xuyên đói
Mức đường huyết cao sẽ ngăn cản glucose đi vào các tế bào. Hậu quả là cơ thể sẽ không nhận được năng lượng và cứ “đòi” ăn mãi. Đó chắc chắn là một vòng luẩn quẩn.
Gia tăng sự mệt mỏi
Khi mức đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ không thể tích trữ và hấp thu glucose. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả và các tế bào cơ thể không nhận được năng lượng chúng cần. Tất cả dẫn đến cảm giác mệt mỏi không lý do.
Thường xuyên đi tiểu
Nếu đường huyết tăng cao, thận sẽ không thể hấp thu lại các dịch. Vì vậy, cơ thể sẽ cố gắng làm cân bằng glucose trong máu và tế bào, hòa máu vào các dịch tế bào để nồng độ glucose về bình thường. Điều này sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên.
Khô miệng, háo khát
Khô miệng và háo khát là phản ứng mất nước nghiêm trọng. Tất nhiên, bạn không thể từ chối việc uống nước nhưng tốt hơn bạn nên uống các loại nước không đường.
Giảm cân
Khi đường huyết cao, bạn có thể giảm cân trong 1 thời gian ngắn, thậm chí ngay cả khi bạn vẫn ăn đủ bữa và đủ chất.
Bệnh viêm nhiễm
Viêm nhiễm đường tiết niệu và nhiễm nấm có thể gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, chúng thường gặp ở ở nữ có đường huyết cao và đái tháo đường. Một lượng lớn đường đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn.
Khô da
Cơ thể mất quá nhiều nước qua nước tiểu sẽ khiến da bắt đầu khô.
Những vấn đề ở da chân chính là dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch – làm cứng và hẹp các động mạch cũng như giảm lưu thông máu – một bệnh thường gặp ở người bệnh đái tháo đường.
Những dây thần kinh bị hư hỏng có thể làm gián đoạn hoạt động của tuyến mồ hôi và khiến khả năng cân bằng độ ẩm của da bị ảnh hưởng.
Khó tập trung
Mức đường huyết cao sẽ ngăn glucose đi vào các tế bào não, vì vậy não rất khó để lấy năng lượng. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ suy nghĩ và ra quyết định.
Mờ mắt
Mờ mắt cũng là kết quả của tình trạng mất nước do lượng đường cao – nó cũng ảnh hưởng tới các tế bào mắt. Hậu quả là làm các tế bào mắt biến dạng và mắt mất khả năng tập trung.
Chậm lành vết thương
Điều này xảy ra do mạch máu bị tổn thương bởi lượng đường cao. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới tuần hoàn máu, đặc biệt là ở tứ chi và gây thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Suy nhược thần kinh
Theo nghiên cứu, những người có đường huyết cao dễ lo lắng, kích động và có xu hướng trầm cảm.
Não phụ thuộc rất nhiều lượng đường được cung cấp và sự gia tăng đường sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động của não. Hậu quả là tâm trạng sẽ rất thất thường.
Theo Dân trí