Đằng sau việc Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố tình trạng chiến tranh

Theo chuyên gia Aleksey Martynov, với tỷ lệ ủng hộ thấp như hiện tại thì cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới không có lợi cho ông Poroshenko, do đó đương kim Tổng thống Ukraine có thể sẽ lợi dụng tình trạng chiến tranh tại đất nước để kéo dài gian tại vị.

Tổng thống Ukraine Poroshenko

Ngày 28/11, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký phê chuẩn thiết quân luật sau khi Nga bắt giữ 3 tàu hải quân của Kiev, vụ việc làm bùng phát cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua giữa hai nước láng giềng này.

Trên tài khoản Facebook, người phát ngôn của Tổng thống Ukraine, ông Svyatoslav Tsegolko thông báo: "Tổng thống Poroshenko đã ký ban hành lệnh thiết quân luật".

Hôm thứ Hai vừa rồi (26/11), Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã bỏ phiếu tán thành đề nghị của Tổng thống Poroshenko về việc áp đặt tình trạng chiến tranh ở một số vùng của đất nước này trong 30 ngày, sau vụ việc các tàu của Hải quân Ukraine vi phạm biên giới Nga ở Biển Đen và bị phía Nga bắt giữ.

Ban đầu, ông Poroshenko đề xuất áp dụng trình trạng chiến tranh trên khắp lãnh thổ Ukraine trong 60 ngày, và sau đó rút ngắn xuống 30 ngày để tránh làm gián đoạn cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 31/3/2019.

Giám đốc Viện Quốc tế, ông Aleksey Martynov nhận định, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sẽ cố gắng mở rộng và kéo dài tình trạng chiến tranh ở một số vùng của đất nước sau vụ việc tại eo biển Kerch, nhằm hủy bỏ cuộc bầu cử Tổng thống ở nước này.

Trả lời phỏng vấn với RIA Novosti, nhà chính trị học cho biết: "Có thể ông ta có ý định và đã định thực hiện như tuyên bố ban đầu, nhằm hủy bỏ các cuộc bầu cử và kéo dài thời gian nắm quyền, dù chưa biết trong bao lâu". Ông Martynov cũng nhắc lại rằng, theo các cuộc thăm dò ý kiến, Tổng thống Poroshenko không phải là ứng cử viên được yêu thích trong cuộc đua vào vị trí Tổng thống.

Theo số liệu mới nhất của nhóm điều tra xã hội "Rating", người đứng đầu đảng Tổ quốc, bà Yulia Tymoshenko, đang dẫn đầu danh sách ứng viên Tổng thống với 13,2%, chỉ có 6,8% cử tri sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Poroshenko.

Chuyên gia lưu ý rằng chiến thắng của ông Poroshenko trong cuộc bầu cử năm 2014 đã diễn ra trong bối cảnh chiến tranh ở phía đông nam Ukraine (sau đó Tổng thống đương nhiệm giành được hơn 50% phiếu bầu). Đồng thời, theo ông Martynov, hiện bà Tymoshenko có cơ hội chiến thắng lớn nhất trong cuộc bầu cử.

"Cuộc chiến ở Donbass đã không ngăn được chiến thắng của ông Poroshenko trong cuộc bầu cử trước. Hiện tại không có chiến tranh, nhưng tình trạng chiến tranh có thể trì hoãn cuộc bầu cử vô thời hạn.

Bây giờ Tổng thống Poroshenko và đội ngũ của ông ta có một nhiệm vụ là làm thế nào để mở rộng tình trạng này, để các đại biểu Quốc hội sẽ không phản đối", ông Martynov phân tích.

Theo ông, một trong những lựa chọn để mở rộng tình trạng chiến tranh là không "làm tan băng" cuộc xung đột ở Donbass.

Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Ukraine Poroshenko

Trong khi đó, Giám đốc Viện Khoa học Xã hội và Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc gia Sevastopol, Giáo sư Chikharev phân tích, Tổng thống Poroshenko đang theo đuổi chính sách chia rẽ đất nước bằng việc áp đặt thiết quân luật ở 10 trong số 24 vùng dọc theo biên giới với Liên bang Nga, Biển Đen và Biển Azov.

"Trước hết, cần lưu ý, việc thiết quân luật tại một số khu vực sẽ gây ra sự chia rẽ tiếp theo ở Ukraine và điều này sẽ thể hiện rằng chế độ Poroshenko hoàn toàn vô trách nhiệm trong cuộc đấu tranh giành quyền lực, thậm chí bằng cái giá là nguy cơ đánh mất sự thống nhất đất nước", Giáo sư Chikharev nói, đồng thời cho hay trong tháng tới chúng ta có thể thấy những khiêu khích tiếp theo trên biển và trên đất liền của chính quyền Ukraine, đó là logic của một cuộc chiến tranh lai.

Được biết, chiến dịch chạy đua vào vị trí Tổng thống Ukrainebắt đầu vào cuối tháng 12/2018, tuy nhiên Tổng thống đương nhiệm vẫn chưa công bố kế hoạch tranh cử.

Trí Đức (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !