Dân ‘thắt chặt hầu bao’, siêu thị lớn cũng than ế nặng

Các doanh nghiệp, siêu thị, tiểu thương đã chuẩn bị lượng hàng lớn để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Song, “ế ẩm”, “èo uột khách” là những từ được giới kinh doanh nhắc đến nhiều nhất khi người dân giảm mua sắm Tết.

Dân thắt chặt chi tiêu, sức mua giảm

“Hàng ế lắm, sức mua giảm mạnh so với Tết năm ngoái”, lãnh đạo một hệ thống siêu thị lớn chia sẻ với PV.VietNamNet khi nói về nhu cầu mua sắm của người dân dịp Tết Nguyên đán 2024.

Hiện bước vào cao điểm mua sắm Tết nhưng vị lãnh đạo này thừa nhận, sức mua chỉ nhỉnh hơn ngày thường và còn kém xa so với kỳ vọng tăng 20-30% mà doanh nghiệp tính toán trước đó. Ngay cả những mặt hàng cơ bản cho Tết như bánh kẹo, bia rượu, thực phẩm... lượng tiêu thụ những ngày này cũng chỉ tăng 5-10% so với ngày thường.  

Vị này cho hay, năm nay kinh thế khó khăn, người dân có xu hướng “thắt chặt hầu bao”. Khi lên kế hoạch chuẩn bị hàng hoá Tết, doanh nghiệp khá dè dặt trữ hàng. Lượng hàng Tết năm nay dự trữ đều giảm so với những Tết trước đó, song nguy cơ ế vẫn cao dù đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm.

W-sieu-thi-3-1.jpg
Các nhiêu thị tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm Tết (Ảnh: Minh Hiền)

Tại các chợ truyền thống, tiểu thương cũng than hàng hoá ế ẩm, khách mua èo uột.

Chị Đào Thị Lý, đầu mối bán giò chả tại Hoàng Mai (Hà Nội), cho biết, gia đình chị đã làm giò chả bán được 15 năm nhưng chưa bao giờ hàng hoá lại ế ẩm như dịp Tết này. 

Những năm trước vào vụ Tết, một ngày gia đình chị làm trên dưới 1 tấn giò chả để vừa bán sỉ và bán lẻ. Từ 23-28 tháng Chạp, lượng đơn khách sỉ đặt thường quá tải, phải từ chối bớt. Dịp Tết này, lượng giò chả sản xuất giảm mạnh. Hàng bán ế ẩm còn hơn cả những năm bị dịch Covid-19, chị Lý tâm sự.

Chị Chu Minh Phương, chuyên buôn bán các loại mứt trái cây tại Hai Bà Trưng (Hà Nội), thừa nhận, đã giữa tháng Chạp nhưng vẫn èo uột khách. 

Chị chia sẻ, những mặt hàng mứt trái cây này của chị được nhập về bán sỉ theo cân, theo thùng hoặc đóng theo hộp để phục vụ nhu cầu mua làm quà biếu tặng Tết. Năm ngoái, chỉ riêng hộp mứt trái cây, tổng lượng hàng bán ra lên tới gần 2 vạn hộp. Lượng mứt bán sỉ theo cân cũng tới 4-5 tấn. 

Năm nay, người dân thắt chặt chi tiêu, lượng hàng chị dự trữ để bán Tết chỉ bằng 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, hàng vẫn ế nặng dù giá bán không tăng.

“Đến thời điểm này, tôi mới tiêu thụ hết 30% so hàng tích trữ dù Tết đã cận kề", chị Phương nói. Theo tính toán của chị, người dân chỉ tập trung mua sắm nhiều trong khoảng 10 ngày tới. Nếu hàng không tiêu thụ hết thì vụ Tết này lỗ nặng. 

Để kích cầu mua sắm dịp Tết, các hệ thống siêu thị đồng loạt tung ra chương trình khuyến mãi giảm giá sâu từ 10-40% áp dụng với nhiều mặt hàng thiết yếu. Thậm chí, mặt hàng thịt lợn, sau khi khuyến mãi giá còn rẻ hơn cả ngoài chợ. 

Nguồn cung dồi dào, giá cả ít biến động

Chưa đầy hai tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Tại các siêu thị hay chợ truyền thống, hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân đã chất đầy quầy kệ, sạp hàng. 

Trong buổi làm việc với ngành Công Thương về cung ứng hàng Tết mới đây, đại diện WinCommerce (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Winmart/Winmart+) nhận định, tháng cận Tết nhu cầu mua sắm tăng khoảng 20% so với các tháng khác trong năm. 

Theo đó, doanh nghiệp đã lên phương án cung ứng hàng hóa 2-3 tháng trước Tết, đồng thời thu mua hàng hóa các tỉnh, địa phương để chuẩn bị cho dịp Tết, chú trọng các mặt hàng trọng tâm như rau củ quả, thịt, trứng, cá... Hiện nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào, giá cả không biến động lớn. 

Kỳ vọng sức mua tăng 50%, bà Nguyễn Thị Kim Dung - đại diện Saigon Co.op - cũng cho biết, doanh nghiệp đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ trước và sau Tết Nguyên đán với tổng giá trị lên đến 10.000 tỷ đồng, tăng từ 20-50% tùy theo nhóm hàng so với các tháng trong năm.

Công ty CP Bánh mứt kẹo Hà Nội, BRG Mart, BigC... chia sẻ, lượng dự trữ hàng hóa, thực phẩm của doanh nghiệp tăng 2,5 lần so với những tháng trong năm. Bởi, các doanh nghiệp kỳ vọng sức mua sẽ tăng 20-40% so với ngày thường.

Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ngành Công Thương Hà Nội đã lên phương án dự trữ lượng hàng hóa trị giá 40.900 tỷ đồng, tăng 10% so với Tết năm 2023. Trong đó ưu tiên hàng Việt Nam và đặc sản vùng miền. 

Cụ thể, TP. Hà Nội dự trữ 58.500 tấn thịt lợn, 292.000 tấn gạo, 19.500 tấn gia cầm, 16.200 tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng, 325.500 tấn rau củ, 16.260 tấn thủy sản, 16.260 tấn thực phẩm chế biến, 1500 tấn bánh kẹo,...

Tại TP.HCM có 45 doanh nghiệp tham gia cung ứng, phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán và là đầu mối của nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa từ sản xuất đến lưu thông, phân phối. Các doanh nghiệp này chuẩn bị hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hàng bình ổn chiếm 8.500 tỷ đồng. 

Ngoài ra, tại 3 chợ đầu mối và 221 chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM, dự kiến thời điểm cận Tết, lượng hàng nhập về chợ tăng khoảng 80% so với ngày thường, lên đến 13.000-15.000 tấn/ngày.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.