Dân Hàn Quốc khó chịu vì cuộc "xâm lăng" của người Trung Quốc

Ở đảo Jeju, những người bán đất cho dân Trung Quốc bị gọi là "kẻ phản bội đất nước". Thậm chí, nhiều khách sạn đã phải đặt biển ở bên ngoài để thông báo rằng họ không liên quan gì đến Trung Quốc.

Không xa trang trại trồng dâu tây của Shin Yong-kyun ở đảo Jeju, Hàn Quốc là những tàn tích của một sân bay mà thực dân Nhật Bản xây dựng vào những năm 1930 để tiến hành các cuộc không kích chống lại Trung Quốc, và các hang động ven biển mà Nhật Bản đã khoét nhằm giấu tàu chiến của họ.

Kỷ nguyên đế quốc Nhật Bản đã kết thúc từ lâu nhưng ông Shin và nhiều cư dân trên hòn đảo nghỉ mát tuyệt vời này vẫn lo lắng về những gì mà một số người gọi là sự “xâm lăng” mới khi làn sóng du khách và nhà đầu tư Trung Quốc tới Jeju ngày càng đông.

Ông Shin cho hay: "Người Trung Quốc tới đây, hết lượt này tới lượt khác. Họ mua đất khắp nơi. Tôi lo sợ hòn đảo này sẽ bị biến thành một thuộc địa của Trung Quốc”.

Ông nói thêm: “Đây là hòn đảo có nhiều nỗi đau. Sự xuất hiện đột ngột của quá nhiều người Trung Quốc đang làm tăng thêm nỗi đau đó”.

Dân Hàn Quốc khó chịu vì cuộc

Du khách Trung Quốc đang từ Thượng Hải tới đảo Jeju.

Động thái quyết liệt của Trung Quốc nhằm kiểm soát những vùng biển gần đó cũng khiến nhiều người Hàn Quốc lo ngại. Một số sợ Trung Quốc sẽ thành một đối tác kinh tế quan trọng đến mức có thể gây ảnh hưởng đến các chính sách của Hàn Quốc. Nhiều người còn đặc biệt nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ chia rẽ Seoul và Washington, đối tác an ninh quốc gia mà họ cho là quan trọng nhất.

Kim Nam-jin, một quan chức chính quyền tỉnh Jeju phụ trách hợp tác với Trung Quốc cho biết: "Jeju là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Cái chúng tôi làm là một phép thử cho cách thức Hàn Quốc định hình mối quan hệ và chính sách đối với Trung Quốc”.

Trước khi chuyển sang du lịch, Jeju vẫn là một hòn đảo chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp và ngư nghiệp. Nhiều nam giới bỏ nơi đây để kiếm việc làm đến nỗi hòn đảo hồi đó nổi tiếng vì số phụ nữ áp đảo.

Khi nền kinh tế Hàn Quốc bùng nổ, Jeju đã trở thành một địa điểm yêu thích không chỉ cho những cặp đôi đi hưởng trăng mật mà còn cả những chuyến du lịch của học sinh, sinh viên Hàn Quốc.

Dân Hàn Quốc khó chịu vì cuộc

Jeju là một hòn đảo rất xinh đẹp của Hàn Quốc.

Sau đó, Jeju đặc biệt chào đón người Trung Quốc vì nhiều quan chức nghĩ rằng việc này có thể biến hòn đảo thành một điểm đến quốc tế.

Du khách Trung Quốc Lisa Xue, 60 tuổi, cho biết bà và nhiều người khách thích tới hòn đảo này vì nó ở rất gần với Trung Quốc, chỉ cách Bắc Kinh 2 giờ bay. Trong khi đó, những người Trung Quốc giàu có nhìn thấy nơi đây là một địa điểm tốt để đầu cơ bất động sản.

Tuy nhiên, hồi năm ngoái, các phương tiện truyền thông địa phương và các nhà phê bình bắt đầu cáo buộc các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc “xâm lấn” đất Hàn Quốc. Họ cũng cho rằng, hầu hết du khách Trung Quốc không chỉ coi thường và vi phạm một số tập tục xã hội của Hàn Quốc mà còn thường chỉ lưu trú, ăn và đi mua sắm trong khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm do người Trung Quốc làm chủ.

Hơn nữa, khi giá bất động sản tăng, người Hàn Quốc lo sợ rằng cuộc sống ở Jeju sẽ đắt đỏ hơn. Nỗi lo này lên cao tới mức những người bán đất cho người Trung Quốc bị so sánh là những "kẻ phản bội đất nước". Một khách sạn còn phải đặt biển báo bên ngoài để bác bỏ những tin đồn rằng  nó đang được kiểm soát bởi người Trung Quốc.

Doanh nhân Trung Quốc xây dựng và công bố nhiều dự án khách sạn và các khu nhà chung cư cao tầng. Người dân địa phương lo ngại rằng các khu chung cư này sẽ là nơi ở của chủ yếu là người Trung Quốc.   

Dân Hàn Quốc khó chịu vì cuộc

Jeju, một điểm đến lý tưởng của nhiều cặp đôi.

Trong một cuộc khảo sát 1.000 người dân đảo năm 2014, 68% cho biết số lượng du khách Trung Quốc ngày càng tăng không hề đóng góp gì cho sự phát triển của đảo Jeju.

Kim Hong-gu, một doanh nhân Jeju, phàn nàn về việc người Trung Quốc tranh cãi và hút thuốc trên đường phố.

Ông Kim cáo buộc Trung Quốc đang dùng tiền của mình để biến Jeju thành một “khu phố của người Tàu”.

Hong Young-cheol, người đứng đầu tổ chức Jeju Đoàn kết Bảo tồn Môi trường, nghi ngờ rằng du khách Trung Quốc bỏ qua tập tục của người Hàn Quốc vì họ coi thường Hàn Quốc chỉ là một quốc gia nhỏ bé.

Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng không nên xa lánh Trung Quốc vì những lợi ích kinh tế. Dòng tiền của người Trung Quốc được nhiều người coi là cơ hội kinh tế béo bở. Họ hy vọng rằng những căn hộ và những khách sạn mới sẽ thúc đẩy danh tiếng của đảo Jeju.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Tổng thống Park Geun-hye của Hàn Quốc đang tìm cách thắt chặt quan hệ với Trung Quốc. Bà đã có nhiều cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thậm chí một số người ở Jeju chào đón đầu tư từ Trung Quốc còn lo ngại rằng căn cứ hải quân đang được xây dựng sẽ được hải quân Mỹ sử dụng và đuổi các nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo NYT, dòng người và tiền Trung Quốc dồn dập chảy vào Jeju một phần là do chính sách của chính quyền trên đảo. Những chính sách này bao gồm việc cho phép người nước ngoài tới đây du lịch mà không cần có visa và cung cấp tình trạng thường trú cho người có nhà ở đó. Người nước ngoài cũng được hưởng các phúc lợi y tế và việc làm như người Hàn Quốc mà không cần từ bỏ quốc tịch của mình.

Trong số 6,1 triệu du khách Trung Quốc đến thăm Hàn Quốc vào năm ngoái, gần một nửa trong số đó đến thăm Jeju, tăng gấp 5 lần so với năm 2011.

Mặc dù diện tích đất do người Trung Quốc sở hữu ở Jeju chiếm chưa đến 1%, nhưng nó đang tăng với tốc độ chóng mặt, từ 5 mẫu năm 2009 lên 2050 mẫu trong năm 2014. Hơn 70% trong số 6,1 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào đảo Jeju trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2014 đến từ Trung Quốc.

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ tờ The New York Times. Đây là một nhật báo trực thuộc Công ty New York Times, được phong tặng tên hiệu "Bà tóc bạc" ("Gray Lady") và được xem là tờ báo danh giá (newspaper of record) và quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !