Đám cưới chỉ 3 người, hôn lễ chỉ 5 phút của nữ điều dưỡng ở TPHCM

Đám cưới chỉ 3 người nhưng họ đã viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu, về niềm tin về sự đồng lòng cùng cả nước trong phòng chống COVID-19.

Ngày 5/6/2021 là một ngày đặc biệt của chú rể Hoàng Nguyên và cô dâu Thủy Trang (làm việc ở TPHCM) khi đám cưới của họ diễn ra chỉ có sự chứng kiến trực tiếp của một người: cô em gái chồng.

Tuy vậy, họ đã nhận được hàng ngàn lượt like và chúc phúc của cộng đồng mạng. Nhiều người nói vui: “Đây đích thực là cặp đôi vàng trong làng đám cưới mùa COVID-19”.

“Nhà gái ở Côn Đảo, nhà trai ở Đắk Nông, còn 3 đứa đang ở TPHCM. Tính đi tính lại thế nào mà khu gần nhà bị cách ly, lấy mẫu xét nghiệm nên đám cưới chỉ có ba người thôi. Mượn tạm ông thần Tài, ông Thổ Địa và Phật quan âm chứng giám ngày lành tháng tốt…”. Bản thân Thư và các nhân vật chính không ngờ rằng, họ đã nhận được sự đồng cảm và yêu mến của mọi người nhiều như vậy.Để động viên anh chị khi ngày trọng đại của đời người không được nội ngoại hai bên dắt lên lễ đài, không được nghe tiếng cụng ly của bạn bè khách khứa, cô gái Minh Thư (em ruột chú rể) đã chia sẻ lên nhóm hội “Ở nhà vui thấy bà” với dòng tự bạch:

Ảnh cưới đi chân đất vì không nhớ mang giày (Ảnh nhân vật cung cấp)
"Rước dâu" đi chân đất vì ham cười không nhớ mang giày (Ảnh nhân vật cung cấp)

Cách đây 2 tháng, đám cưới của đôi bạn trẻ được dự kiến mời khoảng 300 khách. Nhà trai sẽ về Vũng Tàu rước dâu lên Sài Gòn. Nhưng 1 tháng sau đó, dịch bệnh bùng phát nhẹ, hai bên gia đình đã đổi sang kế hoạch chỉ làm gọn nhẹ với sự có mặt của người thân trong gia đình.

Thiệp mời đã viết sẵn, nhà hàng cũng được chọn, họ đếm từng ngày chờ hôn lễ được diễn ra. Hoàng Nguyên nói vui với chúng tôi: “Tụi em quen nhau từ đầu mùa dịch năm 2020, tình cảm lớn dần qua từng đợt dịch khi Thủy Trang bận rộn với công việc ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, rồi về chung một nhà khi COVID-19 bùng phát trở lại. Dịch bệnh là điều ai cũng muốn chấm dứt, nhưng tình yêu thì không”.

Đám hỏi của họ được tổ chức vào tháng 4 vừa qua(Ảnh nhân vật cung cấp)
Đám hỏi của họ được tổ chức vào tháng 4 vừa qua (Ảnh nhân vật cung cấp)

Đùng một cái, khu vực gần Bình Chánh - nơi cô dâu chú rể đang sống, bị phong tỏa, ba mẹ chú rể công tác ở Đắk Nông cũng bị vướng dịch nên không thể lên. Dù muốn ngày đặc biệt của 2 con đầy đủ trọn vẹn, nhưng khi nghe chị Trang và anh Nguyên điện thoại thuyết phục: “Xin ba mẹ cho chúng con được làm đám cưới online, hết dịch đại gia mình liên hoan gặp mặt. Quan trọng là chúng con muốn được về một nhà chăm sóc nhau giữa mùa dịch bệnh”.

Nghe con nói mà ai nấy không cầm được nước mắt. Phụ huynh đành ủy thác lại cho cô em Minh Thư phụ giúp anh chị.

Cứ ngỡ trọng trách này khó lắm, nhưng để ba mẹ hai bên vui lòng, Minh Thư đã cố hết sức mình. Cô tự tay bó hoa cưới, trang điểm cho chị dâu và lên những góc máy để có thể chụp được những bức hình đẹp làm kỉ niệm.

Để tiện cho việc “rước dâu”, chị Trang đã qua nhà anh Nguyên trước đó một đêm để kịp chuẩn bị.

Đôi bạn trẻ tự tay trang trí cho đám cưới đặc biết của mình (Ảnh nhân vật cung cấp)
Đôi bạn trẻ tự tay trang trí cho đám cưới đặc biệt của mình (Ảnh nhân vật cung cấp)

Đầu tiên phải kể đến khâu trang trí nhà cửa. Dán được mấy chữ song hỉ lên tường là một cuộc vật lộn của đôi bạn trẻ. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ mà họ lại chưa từng làm, loay hoay hết 5 tiếng mới hoàn tất. Chữ được dán ngay ngắn đồng nghĩa tường nhà chú rể có vài ba chỗ bị bong ra bởi những tay dán nghiệp dư.

Minh Thư thương chị dâu về nhà chồng chỉ một mình, lại phải tự tay dọn dẹp phòng tân hôn vì “chú rể hơi lười, mẹ bận công tác cả tháng chưa lên thăm nên phòng khá bừa bộn”. Nhà cửa trông sáng sủa hơn cũng là lúc 2 giờ sáng.

Nhưng sáng ra, chị Trang và Minh Thư vô cùng bất ngờ khi cầu thang, phòng tân hôn, phòng khách được trang trí với rất nhiều bong bóng. Thì ra, đêm qua anh Nguyên đã không ngủ để thổi 50 bóng bay. Vốn là dân công nghệ, không quen lãng mạn, nhưng muốn để vợ vui, anh đã tạo cho cô một sự bất ngờ.

Nhìn chị dâu tự tin xoay mình trước gương, Minh Thư thở phào: “May quá, chị dâu vốn xinh nay vẫn xinh, nếu không đã thành mèo ngao vì em vừa trang điểm cho chị vừa buồn ngủ”.

Đúng 7 giờ, hôn lễ được bắt đầu. Chú rể từ tầng một lên tầng hai “rước dâu”. Chỉ với một câu nói “Về phòng em ơi”, khiến họ bật cười. Cô dâu tủm tỉm không nói gì cùng chú rể xuống dưới nhà trao nhẫn cưới. Màn rước dâu chỉ diễn ra trong 5 phút.

Đám cưới online trong mùa dịch Covid -19 (Ảnh nhân vật cung cấp)
Đám cưới online trong mùa dịch COVID-19 (Ảnh nhân vật cung cấp)

Khoảnh khắc đó được em gái chú rể livestream để nội ngoại chứng kiến và chúc mừng. Có lẽ trong mơ, họ vẫn chưa từng nghĩ tới đám cưới của mình lại nhận được lời động viên, nhắn gửi hỏi thăm nhau qua mạng xã hội. Cô dâu chú rể cười tươi, chụp ảnh cưới mà cả hai đi chân đất vì quên mang giày.

Minh Thư đảm nhận vai trò "nhiếp ảnh gia" nhưng có chút bùi ngùi khi trao nhẫn tặng anh chị. Đó là món quà nhỏ mà cô đã chuẩn bị từ lâu cho ngày trọng đại của anh Hai. Nhưng đến 8 giờ kém, cô trả lại không gian riêng cho đôi uyên ương để đi làm. Đến cơ quan, cô vẫn tranh thủ xem đám cưới từ xa.

Chia vui cùng 2 cháu nhưng cậu mợ vẫn không quên mang khẩu trang (Ảnh nhân vật cung cấp)
Chia vui cùng 2 cháu nhưng cậu mợ vẫn không quên mang khẩu trang (Ảnh nhân vật cung cấp)

Vị khách đặc biệt của ba bạn trẻ trong ngày không ai khác là cậu ruột anh Nguyên. Dù ở gần đấy nhưng để đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tối đến cậu mợ đến chúc mừng và cùng ăn với họ bữa cơm thân mật đón cháu dâu.

Sau ngày cưới, chị Trang lại tiếp tục quay lại bệnh viện với công việc quen thuộc của một nữ điều dưỡng ở phòng mổ. Nhưng từ nay, trên tay anh Nguyên - chị Trang đã có chiếc nhẫn cưới khắc tên nhau.

Tạm gác niềm vui cá nhân để chung sức đẩy lùi dịch bệnh, đám cưới chỉ có 3 người nhưng họ đã viết nên câu chuyện đẹp về tình yêu, về niềm tin về sự đồng lòng cùng cả nước trong phòng chống COVID-19.

Lộ diện nữ sinh trường Y dễ thương, khoe 'chưa có người yêu' khi đi chống dịch

Lộ diện nữ sinh trường Y dễ thương, khoe 'chưa có người yêu' khi đi chống dịch

Nữ sinh này đã gây bão MXH với chiếc áo bảo hộ ghi dòng chữ "chưa có người yêu".

Theo www.phunuonline.com.vn

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !