Đắk Lắk: Trăn trở giảm nghèo ở 2 huyện Lắk và M’Đrắk

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, tỉnh có 2 huyện Lắk và M’Đrắk là huyện nghèo được bổ sung theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo cho thấy, tại huyện Lắk, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2017 là 60,79%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo 46,72%.

Đến cuối năm 2019 con số giảm xuống còn 48,98%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo 31,99%. Như vậy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 46,72% xuống còn 31,99%, giảm 14,73%, giảm bình quân 4,91%/năm, chưa đạt mục tiêu của Chương trình.

{keywords}
Cây mía giúp phát triển kinh tế ở huyện M’Đrắk (Ảnh: TTTĐT M’Đrắk)

Tại huyện M’Đrắk, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2017 là 55,52%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo 41,10%. Đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 36,41%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo 25,13%. Như vậy, bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 41,10% xuống còn 25,13%, giảm 15,97%, giảm bình quân 5,32%/năm, đạt mục tiêu của Chương trình.

Tuy nhiên, Sở Lao động – Thương binh và xã hội Đắk Lắk đánh giá, tỷ lệ hộ nghèo của 2 huyện đến cuối năm 2019 vẫn còn cao so với bình quân chung toàn tỉnh là 9,33%. Trong đó, hộ nghèo chủ yếu tập trung ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời, cả hai huyện chưa có xã nào đạt nông thôn mới nói chung và tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo nói riêng; mức độ thiếu hụt tiếp cận một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch và vệ sinh còn cao.

Nguyên nhân được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Đắk Lắk đưa ra là do xuất phát điểm về kinh tế - xã hội thấp, điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu… không thuận lợi; việc phát sinh hộ nghèo do tình trạng tách hộ, số lượng dân di cư ngoài kế hoạch. Cùng với đó, do ảnh hưởng của phong tục tập quán, tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân và những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường… 

Năm 2019, huyện Lắk có 314 hộ nghèo phát sinh, chiếm tỷ lệ 5,47% so với tổng hộ nghèo; huyện M’Đrắk có 385 hộ nghèo phát sinh, chiếm tỷ lệ 7,78% so với tổng số hộ nghèo.

Trước kết quả này, Sở tiếp tục xác định rõ trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo bền vững là của cả hệ thống chính trị, toàn thể xã hội; do đó cần sự chỉ đạo, triển khai quyết liệt hơn nữa của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp để đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn 2 huyện nghèo. 

Trên cơ sở rà soát, xác định nguyên nhân của từng hộ nghèo, thôn, buôn, xã để xây dựng kế hoạch, giải pháp, mô hình phù hợp với địa bàn; phương thức hỗ trợ các chính sách giảm nghèo cụ thể đối với từng xã, từng thôn, buôn, từng nhóm hộ nghèo đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đề ra.

Đồng thời, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn ngay từ đầu năm 2020, trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách gồm: Nhóm chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo theo tiêu chí thu nhập; nhóm chính sách hỗ trợ hộ nghèo giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội và nhóm chính sách, dự án hỗ trợ nhằm đạt các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách của Trung ương và của tỉnh, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động; các huyện, xã cân đối bố trí kinh phí đối ứng từ nguồn ngân sách cho Chương trình giảm nghèo, tăng cường huy động vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

Đặc biệt, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình; tăng cường sự tham gia của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và người dân, không để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn thực hiện các chính sách giảm nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, nhất là hộ nghèo về mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội; khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của chính quyền, người nghèo, từ đó tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Đắk Lắk cũng kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, đồng thời tăng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các năm tiếp theo để đầu tư đồng bộ, có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả tại các huyện nghèo nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.

Minh Thư

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !