Đại sứ Mỹ tại Kiev nêu điều kiện tổ chức bầu cử ở Donbass
Đại sứ Mỹ tại Kiev Marie L. Yovanovitch. |
Hãng Ria Novosti của Nga đưa tin, ngày 21/9 vừa qua tại Minsk, nhóm liên lạc về giải quyết tình hình ở Ukraine đã ký một hiệp định khung về việc phân tán/rút các lực lượng và phương tiện của các bên trong cuộc xung đột ở Donbass.
Các bên đã di chuyển lực lượng về phía khu vực Zolotoy vào ngày 1/10, còn ngày 7/10 là về phía khu vực Petrovsky , bên cạnh đó việc di chuyển đến khu vực Lugansk cũng được lên kế hoạch vào ngày 9/10, tuy nhiên Bộ Quốc phòng Ukraine công bố hoãn lại thời hạn di dời.
Nhà nữ ngoại giao cũng cho biết thêm: "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: đầu tiên là đảm bảo an ninh cho cuộc bầu cử. Làm sao có thể tổ chức bầu cử mà không giữ được an toàn đây? Như chúng ta thấy, các thỏa thuận ngừng bắn mà chúng ta tiến hành trong hai năm qua đã không được tuân thủ. Các thỏa thuận gần đây về việc ngừng bắn cũng bị vi phạm. Do đó việc cần thiết là phải ổn định an ninh".
Bà đại sứ cũng lưu ý đến vấn đề sắp xếp phân chia lực lượng và cho biết: "Tôi biết rằng đây là một vấn đề gây tranh cãi ở Ukraine, nhưng nếu có khả năng tách rời các lực lượng với nhau, thì cũng ít cơ hội họ phải đối mặt với nhau trong trận chiến. Đây là những bước đi tiên quyết mà theo quan điểm của tôi sẽ đảm bảo an ninh cho cả người dân và cả quá trình chính trị".
Vấn đề về cuộc bầu cử tại Donbass là một trong những điểm quan trọng của thỏa thuận Minsk. Tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ tứ Normandy được tổ chức tại Berlin vào ngày 19/10 vừa qua, vấn đề "bản đồ lộ trình" đã được đem ra thảo luận nhằm giải quyết tình hình ở miền đông Ukraine.
Theo như tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin sau khi kết thúc cuộc đàm phán, thì tất cả các đại biểu tham dự cuộc họp đều khẳng định cơ sở của việc giải quyết phải được dựa trên thỏa thuận Minsk.
Thỏa thuận Minsk được nhóm Tiếp xúc ba bên (Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu - OSCE) thông qua ngày 12/2/2015 được thực thi kể từ ngày 15/2 cùng năm, trong đó yêu cầu các bên rút toàn bộ vũ khí hạng nặng, trao đổi tù binh và thay đổi hiến pháp nhằm tổ chức đối thoại giữa chính quyền Kiev và hai nước Cộng hòa tự xưng ở miền Đông Ukraine. Việc công nhận tình trạng đặc biệt và tán quyền đối với khu vực miền Đông cũng là một phần trong thỏa thuận này.
Các bên liên quan luôn quan tâm theo dõi thỏa thuận Minsk về Ukraine. Tuy nhiên, không bên nào muốn thực hiện đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận này vì sợ cho thấy sự yếu kém hoặc thừa nhận thất bại.