Đại chiến ở Raqqa: Mỹ muốn gì sau khi vội vã tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở Syria?

Mới đây Mỹ đã tuyên bố bắt đầu chiến dịch quân sự nhằm giành lại Raqqa (Syria) từ tay các phần tử Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trong lúc chiến dịch ở Mosul vẫn chưa kết thúc, khiến nhiều chuyên gia bày tỏ nghi ngại.

Theo hãng thông tấn Sputnik (Nga), nhà phân tích chính trị Pepe Escobar mới đây đã đưa ra những nhận xét của mình về khả năng một cuộc chiến sẽ xảy ra ở Raqqa trong lúc tình hình ở Mosul vẫn chưa ngã ngũ.

Đại chiến ở Raqqa: Mỹ muốn gì sau khi vội vã tuyên bố mở chiến dịch quân sự ở Syria? - ảnh 1

Chiến tranh ở Syria đã kéo dài và để lại nhiều hậu quả lớn đối với đất nước.

“Thật khó để nghĩ đến việc giành lại Raqqa vào thời điểm này khi trận chiến ở Mosul vẫn còn rất phức tạp”, ông Escobar nhận định. Trước đó, tướng Steve Townsend, chỉ huy quân đội Mỹ tại Iraq và Syria đã thề sẽ tiến hành một cuộc tấn công “khẩn cấp” tại Syria.

Theo ông Escobar, động thái này diễn ra đúng vào thời điểm nội bộ Lầu Năm Góc sẽ có sự thay đổi khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ từ chức trong vòng 3 tháng tới. Cùng lúc đó, một người được cho là đại diện của IS nói rằng các cuộc tấn công ngoài khu vực Trung Đông đang được lên kế hoạch thực hiện.

Ông Escobar tin rằng Mỹ sẽ chưa thể tấn công Raqqa ngay, bởi việc giành lại thành phố này có thể sẽ mất nhiều tháng. “Đó sẽ là một cơn ác mộng lớn”, nhà phân tích nói. “Trận chiến ở Raqqa sẽ còn phức tạp hơn nhiều so với Mosul, đặc biệt là khi nó sẽ có sự tham gia của nhiều lực lượng vũ trang khác nhau”.

Cùng lúc đó, Lầu Năm Góc đang đưa ra những thông tin không đầy đủ về những lực lượng sẽ chiến đấu cùng với Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin CBS, Bộ trưởng Carter có nhắc đến lực lượng vũ trang người Kurd YPG và một số nhóm vũ trang khác sẽ đóng vai trò chủ lực trong chiến dịch quân sự này. Ông Escobar tin rằng Mỹ chỉ có thể phụ thuộc vào YPG và những phần còn lại của Quân đội Syria Tự do, phần lớn được cho là đã gia nhập al-Qaeda.

“Tôi tin rằng họ chỉ có khoảng vài trăm quân, con số này không đủ để giải phóng Raqqa. Thật khó tin khi Lầu Năm Góc tuyên bố với toàn thế giới rằng họ sẽ giành lại Raqqa, khi họ sẽ chỉ có một nhóm quân nhỏ”, ông Escobar nhận định.

Cùng lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù là đồng minh lâu năm của Mỹ, song sự xuất hiện của quân đội nước này tại Syria là có mục đích khác. Ông Escobar cho biết, Ankara đang cố gắng để ngăn cộng đồng người Kurd ở Syria không thành lập vùng tự trị do lo sợ rằng điều này sẽ khiến những người Kurd tại vùng Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vùng lên đòi quy chế đặc biệt.

“Washington không muốn phá hoại quan hệ của mình với Ankara”, ông Escobar nhấn mạnh. “Mặc dù họ ủng hộ quân người Kurd ở Iraq là Peshmerga, song họ không thể công khai hỗ trợ YPG do lo ngại sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ nổi giận”.

Ankara đang muốn thiết lập một “vùng an toàn” ở khu vực dọc đường biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để ngăn không cho người Kurd ở Syria phối hợp với các cộng đồng người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, lập nên một nhà nước Kurdistan.

“Làm sao Thổ Nhĩ Kỳ lại có thể tham gia vào cuộc chiến ở Raqqa khi họ còn bận tấn công người Kurd?” ông Escobar nói. “Rất có thể hai cuộc chiến sẽ nổ ra: một trận chiến nhằm giành lại Raqqa và một cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và YPG ở vùng biên giới”.

Ông Escobar dẫn ra nội dung của một báo cáo tình báo bị rò rỉ năm 2012 rằng, Lầu Năm Góc muốn thiết lập một nhà nước ở phía Đông Syria. “Syria này đã bị chia cắt thành nhiều phần, và khu vực miền Đông đang bị IS kiểm soát. Điều này với Mỹ là có lợi, bởi nó sẽ cho phép kiềm chế Damascus và dễ dàng can thiệp vào các vấn đề ở Syria”, chuyên gia chính trị kết luận.
Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !