Cứu sống cả mẹ lẫn con một sản phụ bị bệnh tim nặng

Sản phụ Nguyễn Thị Quảng (30 tuổi, Định Hải, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) không may mắc bệnh tim nặng. Nhưng nhờ có nỗ lực của các y bác sĩ Bệnh viện E, cả hai mẹ con chị đều khoẻ mạnh.
Cứu sống cả mẹ lẫn con một sản phụ bị bệnh tim nặng - ảnh 1

GS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E và chồng của chị Quảng hạnh phúc khi cháu Núi chào đời.

Quyết tâm giữ con

Sau khi sinh con được vài ngày, sức khoẻ của chị Quảng đã tốt hơn. Điều mà gia đình chị cảm nhận hạnh phúc nhất, đó là bé Lê Doãn Núi, con trai chị, đến với gia đình trong dịp năm mới.

Dù còn rất đau sau ca mổ nhưng với chị Quảng, nhìn thấy con là bệnh tật, đau đớn tan biến hết.

Chị Quảng tâm sự, chị lấy chồng muộn và khó khăn lắm vợ chồng mới có được đứa con. Thế nhưng khi thai kỳ được 11 tuần tuổi, chị mệt và ngất, phải đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E.

Tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu thông báo sản phụ bị hội chứng Marfan, có thương tổn rất nặng về tim mạch cần phải phẫu thuật sớm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai.

Lúc đó, chị Quảng đứng ngồi không yên với chuyện giữ hay bỏ con để chữa bệnh. Quyết định hi sinh đứa con trong bụng để cứu lấy mạng sống của mẹ là một điều không dễ dàng. “Cảm giác đó thật khó diễn tả” - giọng chị nghẹn lại.

Bác sĩ Hữu giải thích đây là bệnh lý có tính di truyền, bất thường về gen dẫn tới rối loạn cấu trúc tổ chức liên kết gây bệnh ở nhiều cơ quan, đặc biệt mắt và hệ tim mạch.

Qua khám xét phát hiện động mạch chủ ngực của bệnh nhân đã dãn rất to (bình thường kích thước không quá 3cm, giờ của chị giãn đến 5,5cm) và van tim động mạch chủ bị hở rất nặng, buồng tim giãn to.

Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, họ hàng nội ngoại, vợ chồng chị quyết định giữ mẹ. Nhưng đến ngày thực hiện quyết định mà chị Quảng cho là “ích kỷ” đó, vợ chồng chị viết một bức thư thấm đẫm nước mắt gửi Ths. BS Nguyễn Công Hựu, GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E, bày tỏ nguyện vọng của mình về việc mong muốn giữ lại con.

GS Thành gặp vợ chồng chị và quyết tâm giữ lại con cho vợ chồng chị dù hy vọng đó rất mong manh. Điều này rất khó cho cả phía bác sĩ cũng như bệnh nhân vì gia đình rất khó khăn mới có được đứa con này. Nhưng nếu để cứu mẹ thì cơ hội có con lại lần nữa rất khó.

Mổ thay van tim khi mang bầu

Các bác sĩ phải cho bệnh nhân chụp chiếu, phẫu thuật và sử dụng thuốc. Khi mà làm tất cả những điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế, hầu như ngày nào, GS Thành và bác sĩ ở Trung tâm Tim mạch đều khám, theo dõi sát sao, hội chẩn liên tục khi có những biểu hiện bất thường.

Khi thai nhi sang tuần 16, các bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật để thay van tim và thay đoạn động mạch chủ cho sản phụ. Trước khi mổ, một lần nữa GS Thành và bác sĩ Hựu tiếp tục giải thích cho gia đình về nguy cơ sẩy thai trong quá trình mổ là rất cao. Rất may, ca mổ diễn ra gần 6 giờ và thành công.

Trong quá trình phẫu thuật, do lo ngại ảnh hưởng đến thai nhi nên khi gây mê cho sản phụ, các bác sĩ gây mê tính toán một lượng thuốc vừa đủ cho ca phẫu thuật.

Nhớ lại ca mổ đầu tiên, chị Quảng kể khi hết thuốc mê, điều đầu tiên chị nghĩ đến sau ca mổ là “sờ vào bụng” và cảm nhận trong cơ thể mình vẫn còn có con, đó là động lực, là sự sống của chị.

Sau đó, sản phụ được chuyển xuống khoa Sản – Bệnh viện E để tiếp tục theo dõi thai kỳ. 1 tháng sau, tháng 8/2016, sản phụ được xuất viện và đều đặn lên khám định kỳ 1 tháng/lần (vừa khám sản và khám tim mạch). Sức khỏe người mẹ dần ổn định, thai nhi phát triển tốt, cân nặng theo tiêu chuẩn…

Chị Quảng theo dõi thai kỳ tại bệnh viện E và đến tuần thứ 37 của thai kỳ, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở.

PGS.TS Trần Quốc Tuấn – Trưởng khoa Sản – Bệnh viện E cho biết, sau khi tiến hành hội chẩn với GS Thành, BS Hựu và các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, tim mạch, gây mê…, các bác sĩ quyết định mổ cho sản phụ.

Theo nhật ký “bệnh án”, 10h45’ sản phụ được đưa vào phòng mổ. 11h5’ 19/1/2017 người mẹ đã nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con.

Trường hợp của sản phụ Quảng, GS.TS Lê Ngọc Thành cho biết, đến nay bác sĩ mới thở phào.

Đây là một bước tiến của ngành y tế Việt Nam và đặc biệt, xóa bỏ hoàn quan điểm: Phụ nữ bị bệnh tim thì không nên lấy chồng; Nếu lấy chồng thì không nên mang thai; Nếu có thai thì không nên sinh; Nnếu sinh thì không nên cho con bú...

Nhưng với những kỹ thuật phát hiện và điều trị tiên tiến hiện nay đã cho phép họ có quyền làm vợ, làm mẹ mà không ảnh hưởng tới tính mạng.

Khánh Ngọc

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !