Cựu binh Y Doanh vừa làm rẫy, vừa đánh Mỹ

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, ông Y Doanh sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông luôn là tấm gương sáng cho con cháu học tập, bà con dân bản noi theo.

Ông Y Doanh luôn tự hào về những chiến công của khu căn cứ Nâm Nung trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

Vừa sản xuất, vừa đánh giặc

Ông Y Doanh (sinh năm 1945), là người M’nông sinh ra và lớn  ở thôn Tân Tiến, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô (Đắk Nông). Khi mới trưởng thành, ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và xung phong làm du kích, đi bộ đội tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 1965, khi vừa tròn 20 tuổi, ông Y Doanh đã cùng gia đình và nhiều đồng bào trong xã xung phong tham gia cách mạng tại Khu căn cứ kháng chiến B4 (Tỉnh ủy Quảng Đức cũ, nay là tỉnh Đắk Nông), còn gọi là căn cứ kháng chiến Nâm Nung.

Lúc bấy giờ trên địa bàn Tây Nguyên  quân Mỹ đã ráo riết chuẩn bị quân lực, vật lực hùng hậu với một đại đội trực thăng, một đại đội bộ binh và 800 cố vấn Mỹ để thực hiện kế hoạch mùa khô 1965-1966 nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta trên chiến trường Tây Nguyên.

Trong hoàn cảnh đó, ngày 20/7/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi, nêu rõ quyết tâm của Đảng, quân và nhân dân ta: “Chiến tranh dù phải kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam Tây Nguyên đã phát động phong trào “Toàn dân hiến kế đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

Lúc bấy giờ, căn cứ B4 gặp rất nhiều khó khăn về lương thực, nương rẫy bị địch bắn phá liên tục nên nạn thiếu muối, thiếu vải, thiếu thuốc chữa bệnh là thường xuyên xảy ra. Đời sống của cán bộ, đảng viên, du kích và nhân dân vô cùng gian khổ: Không có muối, đồng bào và du kích phải đốt cây lồ ô lấy tro nấu canh để ăn với sắn, khoai.

Bản thân ông Y Doanh cùng lực lượng du kích phải tự túc, tự cấp, mỗi trung đội du kích làm từ 2-3 đám rẫy, mỗi đám rẫy từ 3-5ha chủ yếu trồng cấy lương thực.., khắc phục mọi khó khăn để tồn tại và chiến đấu.

Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, nhân dân Nâm Nung vẫn luôn tìm cách ủng hộ và giúp đỡ cách mạng, làm được một ít gạo đều dành để nuôi giấu bộ đội.

Ông Y Doanh vẫn nhớ, lúc này, với lợi thế là tại chỗ, ông thường xuyên vận động đồng bào cùng ra sức lao động sản xuất, tiếp tế và hỗ trợ lương thực cho bộ đội.

Mặt khác, với chủ trương thống nhất, xuyên suốt, Tỉnh ủy Quảng Đức đã huy động tất cả các lực lượng đẩy mạnh công tác sản xuất tự túc, lấy lương thực tại chỗ là chính…Nhờ vậy đã giải quyết được nguồn lương thực tại chỗ cho lực lượng.

Cùng với sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Bác Hồ, sự chiến đấu anh dũng kiên cường của lực lượng bộ đội chủ lực, dân quân, du kích và sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng bào trên địa bàn xã Nâm Nung đã góp phần làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc.

Cựu chiến binh mẫu mực giữa đời thường

Ông Y Doanh sống gương mẫu, vui khỏe bên con cháu.

 Hòa bình lập lại, sau khi giải ngũ, ông ở lại quê hương,  tiếp tục học tập và công tác ở xã. Với tinh thần vượt khó, ý chí đã được tôi luyện trong kháng chiến, cùng khả năng hiểu rõ địa bàn, nắm chắc phong tục tập quán của người dân địa phương…đã giúp ông rất nhiều thuận lợi trong quá trình công tác.

Ông được tín nhiệm và từng giữ chức vụ Bí thư Chi bộ xã Nâm Nung giai đoạn 1987-1992 và 1994-1997; sau đó là Bí thư Đảng ủy xã Nâm Nung (1997-1999).

Trên cương vị nào, ông cũng chú trọng việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong đó, ông vận động bà con đồng bào trong xã luôn tích cực lao động sản xuất, ủng hộ Đảng, Nhà nước; không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu.

Quan trọng nhất, ông rất coi trọng việc tuyên truyền người dân không được tham gia vào tổ chức phản động Fulro để chống phá chính quyền, chống phá thành quả cách mạng…

Sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục cống hiến tinh thần, trí tuệ cho xã hội bằng việc tham gia vào các Hội: Cựu chiến binh, Người cao tuổi của xã. Ông là người luôn tích cực trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.

Ông cũng thường truyền đạt kinh nghiệm làm kinh tế cho con cháu; khuyến khích con cái học tập, tránh xa các tệ nạn xã hội; vận động đồng bào xóa bỏ hủ tục, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống người M’nông…

Mai Hồ - Hải Dương

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !