Cuộc thi cõng vác vợ vượt chướng ngại vật kỳ lạ ở Hungary
Khoảng 40 người tham gia cuộc thi cõng vác vợ vượt qua địa hình gồ ghề tại Hungary.
Cuộc thi cõng vác vợ kỳ lạ ở Hungary |
Cuộc thi cõng vác vợ có nguồn gốc từ thời Viking, các cặp đôi tham gia sẽ cùng nhau vượt qua chặng đường gồ ghề để về đích.
Cuộc thi cõng vợ được cho là bắt nguồn từ một truyền thống có từ thế kỷ 19, liên quan đến truyền thuyết về băng cướp của tên Herkko Rosvo-Ronkainen khét tiếng, gây nỗi sợ cho dân chúng vì hành vi cướp bóc, giết người và đặc biệt là cướp phụ nữ.
Người tham gia sẽ có trách nhiệm cõng, vác bạn đời của mình trên vai trên đi qua quãng đường có địa hình gồ ghề, vượt chướng ngại đặc biệt để về đích trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, cặp đôi không được cõng kiểu cổ điển, họ phải đặt bạn đời trên vai, lộn ngược đầu ra phía sau lưng, chân đưa lên trước.
Cân nặng tối thiểu của người vợ mà chồng cõng trên lưng là 49 kg. Nếu nặng dưới 49 kg, cô ấy sẽ phải gánh thêm một cái ba lô để đưa tổng tải trọng cần vác lên con số 49 kg.
Chồng vừa cõng vợ vừa vượt qua chặng đường gồ ghế nhiều chướng ngại vật |
Cuộc thi năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh nên gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế.
Gergely Guraly, người tổ chức cuộc đua cho biết: "Chúng tôi vừa mới vượt qua một giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Chúng tôi phải ra ngoài hoạt động trong không gian thoáng đãng".
Năm nay, người chiến thắng cuối cùng ở cuộc thi tại Hungary là Mark Mazacs và vợ Anett. Mark Mazacs cho biết trước cuộc thi họ phải tìm hiểu kỹ luật chơi, nghĩ ra một chiến lược, tìm cách tốt nhất để cõng vợ trên lưng sao cho hiệu quả cao nhất.
Môn thể thao lần đầu tiên được giới thiệu tại Sonkajärvi, Phần Lan. Kể từ năm 1992, giải vô địch thế giới cõng vác vợ được tổ chức hàng năm tại Sonkajärvi, Phần Lan. Giải thưởng cuối cùng là phần bia có trọng lượng bằng cân nặng của người vợ.
Người dân Phần Lan tổ chức cuộc thi như một cách để đàn ông ở đây thể hiện sức mạnh cơ thể và tình yêu với người phụ nữ.
Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét
Yanjin, thành phố hẹp nhất thế giới với hơn 450.000 người sinh sống, trông giống với bối cảnh trong một bộ phim điện ảnh hay trò chơi điện tử mô phỏng.
Hoàng Dung (lược dịch)