Cuộc sống mưu sinh của người già Việt Nam trên báo nước ngoài

Tờ Channel News Asia của Singapore đang có loạt bài viết về cuộc sống nghèo khổ của nhiều người già ở Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và Myanmar. Bài đầu tiên trong loạt bài này được thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Sau đây là lược dịch bài viết của Channel News Asia:

Dậy từ lúc 4 giờ sáng, đến hơn 7 giờ, chị em bà Châu cuối cùng đã hoàn thành các công việc pha trộn, nhào, hấp và nấu nướng.

Nhưng đến trưa, khi ánh nắng mặt trời gay gắt, họ mới bắt đầu công việc vất vả nhất của mình. Họ đẩy xe hàng đi bán rong các món ăn nhẹ như chè đậu đỏ, bánh bao đậu xanh, bánh chuối và nước đậu trong tiết trời nóng nực.

Cuộc sống mưu sinh của người già Việt Nam trên báo nước ngoài - ảnh 1

Ở Việt Nam, nhiều người già vẫn tiếp tục phải làm việc kiếm sống. Ảnh: Channel News Asia.

Mặc dù hơi bị còng, nhưng bà Châu Chung Mười, 70 tuổi, đẩy chiếc xe nặng trĩu với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc trên các đường phố đông đúc. Bà lanh lẹ chẳng khác gì người em gái Dao Mười đã 61 tuổi.

Họ thường bán hết hàng vào khoảng 18h đến 21h. Mỗi ngày họ kiếm được khoảng 100.000 đến 200.000 đồng.

Đó là cách họ đã chạy vạy kiếm sống trong nhiều thập kỉ qua. Và có thể họ sẽ tiếp tục kiếm sống như vậy cho đến cuối đời. Bà Dao Mười nói: "Tôi nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng nếu tôi không làm việc thì tôi không có tiền để sống”.

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ người già vẫn phải làm việc ở Việt Nam rất cao. Khoảng 40 % những người tuổi từ 70-74 tuổi vẫn đang phải làm các công việc như bán hàng rong, thu gom phế liệu, bán hàng ngoài chợ. Những công việc này thường vất vả và có thu nhập thấp.

Cuộc sống mưu sinh của người già Việt Nam trên báo nước ngoài - ảnh 2

Trông họ có vẻ linh hoạt nhưng thực ra họ đang có nhiều vấn đề về sức khỏe. Ảnh: Channel News Asia.

Thu nhập thấp và không ổn định khiến họ phải sống nghèo khổ và không có tiền tiết kiệm để dưỡng già.

Theo Channel News Asia, chị em bà Châu trông có vẻ hoạt bát, nhưng sức khỏe của họ không tốt. Họ có vấn đề về tim, huyết áp cao, đau khớp và nhiều vấn đề sức khỏe khác nữa. Họ phải bỏ qua bệnh tật để làm việc bởi họ phải chăm lo cho cả người thân của mình. Bố mẹ và hai anh em của họ đều bị mù và giờ đã qua đời. Chị em bà Châu đã không lấy chồng và không có con. Họ nói: “Chúng tôi sẽ chẳng có ai chăm sóc khi ốm đau”.

Dân số Việt Nam hiện vẫn đang còn tương đối trẻ. Chỉ có hơn 10% dân số từ 60 tuổi trở lên nhưng dân số đang già đi nhanh. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có thể là nước có dân số đang già đi nhanh nhất thế giới.

Hiện có khoảng 11% dân số Việt Nam đang sống trong nghèo đói. Tại các khu vực đô thị, chuẩn nghèo chính thức được quy định là thu nhập dưới 900.000 đồng/tháng.

Cuộc sống mưu sinh của người già Việt Nam trên báo nước ngoài - ảnh 3

Hàng chục người sống trong một căn phòng trọ nhỏ để kiếm sống. Ảnh: Channel News Asia.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, tỷ lệ nghèo đói thực tế còn cao hơn bởi có rất nhiều người đang sống ở mức vừa trên 900.000 đồng/tháng một chút. Vì vậy, chỉ cần tăng chuẩn này lên một khoảng nhỏ, tỷ lệ đói nghèo có thể tăng gấp đôi.

Nhà nước có trợ cấp cho những người nghèo và người cao tuổi. Tuy nhiên, mức trợ cấp này không thể đủ đáp ứng cuộc sống của họ. Chị em bà Châu được trợ cấp gần 300.000 một tháng. Do vậy, nếu muốn đủ sống họ vẫn phải tiếp tục làm việc.

Chị em bà Châu còn may mắn hơn nhiều người khác khi có nhà do bố mẹ để lại. Ở một khu khác, 38 người cao tuổi sống trong một phòng trọ nhỏ, nhỏ hơn cả ngôi nhà chị em bà Châu đang sống. Họ đến từ Phú Yên, một tỉnh ven biển. Họ giống như nhiều người khác phải rời bỏ quê nghèo để lên thành phố kiếm sống. Họ thường đã quá già không thể ra biển hay làm đồng.

Ông Ngô Văn Tiếng, người bị mù một mắt cho hay: "Các con tôi cũng đang kiếm sống vất vả bằng nghề nông và đánh bắt cá. Chúng còn không kiếm đủ tiền để nuôi nấng các con của chúng. Vì vậy, chúng không thể nuôi cả tôi”.

Tại thành phố, họ đã tự tập hợp nhau lại. Mỗi ngày, ông Tiếng và các thành viên khác đi bán vé số trên khắp các đường phố. Họ giúp đỡ nhau. Một số người mắt kém hoặc quá yếu thì nhờ người dẫn đi.

Bán được một vé, họ sẽ được 1.000 đồng. Đêm đến, họ gom lại tiền bán và chia nhau. Sau khi trừ các khoản chi phí ăn uống và thuê nhà, họ sẽ tiết kiệm được 500 ngàn đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, khoản này có thể bị mất nếu họ chẳng may bị ốm, bị trộm hay bị tai nạn. Ông Tiếng kể lại, hồi tháng 5/2016, một người bán vé số cùng ông, 85 tuổi, đã phải chi 1,3 triệu đồng, gần bằng khoản tiền tiết kiệm cả quý, để chữa trị sau khi bị ngã xe.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ trẻ sinh mổ

Mới đây, chuỗi hội thảo y khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, dinh dưỡng, hộ sinh của Việt Nam và các nước trong khu vực chia sẻ kinh nghiệm can thiệp dinh dưỡng nhằm cải thiện sức khỏe của trẻ sinh mổ.

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Đang cập nhật dữ liệu !