Cuộc khủng hoảng toàn cầu và liên minh ba bên giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga
Tổng thống Nga Putin và Cựu Tổng thống Mỹ Obama. |
Cuộc Chiến tranh thế giới II đã kết thúc cách đây 70 năm, và nhờ có mối đe dọa hạt nhân mà hòa bình thế giới được duy trì cho đến hiện nay. Với khả năng hủy diệt thế giới, loại bom hạt nhân này đã thay đổi hoàn toàn thực tại chính trị toàn cầu.Tuy nhiên, tác động của nó đến sự ổn định thế giới đã bắt đầu suy giảm đến mức độ nào đó, khi mà số lượng các nước sở hữu khả năng hủy diệt tương tự đã đang ngày càng tăng lên.
Giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh là cuộc đối đầu giữa hai cường quốc lớn, và họ chịu trách nhiệm về an ninh thế giới. Trên thực tế, từ sau hai thập kỷ xuất hiện loại vũ khí hủy diệt này, Mỹ đã phải dành nhiều quan tâm đến Liên Xô. Đúng là vũ khí hạt nhân đã góp phần vào việc duy trì hòa bình, đặc biệt là khi nắm chắc rằng không thể có người chiến thắng trong cuộc chiến này. Trong mọi trường hợp, vũ khí hạt nhân trong giai đoạn đầu chiến tranh Lạnh đã làm cho hai cường quốc đối thủ ở trong tình trạng đặc biệt. Họ cảm thấy có trách nhiệm với số phận thế giới và hiểu rõ đối phương không có xu hướng đi quá xa để đối đầu dẫn đến một thảm họa khác.
Những năm gần đây, sự ổn định của thế giới đã bị de dọa vì sự cạnh tranh ngoan cường của các cường quốc khác có khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì bị tước độc quyền vũ khí hạt nhân, Mỹ có chiến lược đạt được lợi thế trên mặt trận khác, mà trước tiên là hợp tác hòa bình giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình. Mặc dù mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là liên minh toàn diện, nhưng một trong những đặc tính của quan hệ này là sự hợp tác có chọn lọc và đôi khi là bí mật giữa hai nước. Đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XI, tương quan giữa chính quyền và lực lượng thế giới đã thay đổi. Mỹ và Nga vẫn còn là đối thủ, nhưng Trung Quốc với kho vũ khí hạt nhân khiêm tốn của mình đã trở thành lực lượng đáng gờm ở vùng Viễn Đông.
Như vậy, ba trụ cột chính của quyền lực thế giới ít có khả năng viện tới sự khiêu khích hạt nhân, nhưng để tránh đụng độ toàn cầu thì Mỹ, Trung Quốc và Nga cần phải đề phòng và tìm kiếm sự hợp tác.
Đối với Nga, tình hình ở khu vực này đã trở nên cực kỳ khó khăn. Các nước cộng hòa non trẻ của Liên Xô trước đây giờ đã công khai bảo vệ nền độc lập dân tộc của họ và từ chối tham gia cơ cấu hình thức kiểu như Liên Xô trước đây. Nước Cộng hòa Trung Á mà phần lớn là những người theo đạo Hồi, đã xác định rằng để đảm bảo nền độc lập chính thức thì cần phải phát triển như một quốc gia thực sự. Tham vọng này cũng nhận được sự đồng tình của các nước cộng hòa Slavo như Ukraine và Belarus. Hai nước này đã định hướng để trở thành một quốc gia có chủ quyền với lá cờ riêng, lực lượng vũ trang riêng và phát triển quan hệ gần hơn với châu Âu.
Trong khi đó, Trung quốc lại có chiến lược thâm nhập vào Trung Á, nhằm đạt được quyền thông thương trực tiếp với châu Âu. Việc này dẫn đến một sự suy yếu đáng kể cho sự thống trị kinh tế của Nga ở khu vực phía đông Liên Xô. Trong mối quan hệ hiện tại giữa Nga-Trung, có vẻ như Bắc Kinh là một sự thay thế ngắn hạn hấp dẫn, tuy nhiên vì có những bất đồng trong lịch sử nên họ buộc phải nghi ngờ về thiện chí của nhau. Đó là lý do tại sao sáng kiến đầy tham vọng "Một vành đai-một con đường" của Trung Quốc đã từng đưa Moscow vào tình huống khó xử, và giờ lại làm chậm lại kế hoạch về tuyến đường thương mại của Trung Quốc vào chính giữa châu Âu.
Dân số khu vực Amur của Nga là 830.000 người, trong khi ở phía bên kia sông Amur-biên giới tự nhiên giữa Nga và Trung Quốc là tỉnh Hắc Long Giang với hơn 40 triệu dân. Sự tương phản này có thể gây căng thẳng địa chính trị giữa hai nước trong một tương lai không xa. Việc mở rộng sang khu vực trống dân ở Đông Á có thể trở thành mục tiêu chiến lược lâu dài của Bắc Kinh trong quá trình phục hồi quyền lực tại khu vực địa chính trị châu Á đang phát triển này.
Trong mọi trường hợp, Nga có thể xây dựng mối quan hệ ngày càng phức tạp với Trung Quốc và Mỹ - những nước chắc chắn hạn chế tham vọng vươn xa của quốc gia này. Nga có thể thực hiện được nguyện vọng của mình, miễn là phải từ bỏ ảo tưởng đứng đầu lục địa và trở thành người chơi hàng đầu tại chính châu Âu.
Phải thừa nhận rằng, nước Mỹ có một chính sách rõ ràng hơn về Trung Quốc, nơi mà trước đây cường quốc này chưa có một kế hoạch chiến lược tổng quát, những đặc tính thân mật hơn đã phát triển trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh một hoặc hai thập kỷ trước đây. Hoa Kỳ cần phải nhận thức được mối nguy hiểm nghiêm trọng khi nhập vào liên minh chiến lược giữa Nga và Trung Quốc, nơi mà họ có thể thúc đẩy toan tính chính trị và tư tưởng nội bộ, và một phần vô hình của chính sách đối ngoại Mỹ.
Hoa Kỳ cũng không cần phải coi Trung Quốc như kẻ thù, và điều quan trọng không phải là dành một ưu tiên rõ ràng cho Ấn Độ như một đồng minh lớn của Mỹ ở châu Á, bởi trong trường hợp này một mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc sẽ được bảo đảm. Đối với Hoa Kỳ không gì nguy hiểm hơn một liên minh chặt chẽ giữa hai cường quốc này.
Không phải ngạc nhiên khi Hoa Kỳ ở vị thế phòng thủ nhiều hơn ở một khu vực Âu-Á đang thức tỉnh. Mỹ duy trì sự hiện diện của họ trong khu vực nhờ vào việc kiểm soát các đảo ở Thái Bình Dương. Điều đó cho thấy Mỹ quan tâm đến việc duy trì an ninh tại Âu-Á, và nước này cũng công khai tuyên bố ý định bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng vấn đề này còn phụ thuộc vào cam kết đảm bảo an toàn chiến lược và quyết tâm của họ.
Hoa Kỳ cần phải khẳng định cam kết bảo vệ phương Tây và Trung Âu. Họ phải có khả năng đáp ứng các phương tiện quân sự. Điều quan trọng là nước Mỹ phải thể hiện trước điện Kremlin là mình không phải là người quan sát thụ động. Mỹ không có ý định tạo ra một mối đe dọa quân sự chính trị nghiêm trọng nào để cô lập Nga, nhưng điện Kremlin cần phải hiểu rằng nếu đem quân đến thủ đô của Latvia và Estonia, thì sẽ phong tỏa việc tiếp cận của Nga về phía Tây Biển Baltic. Sự phong tỏa của phương Tây rất quan trọng vì nó ảnh hưởng xấu đến hai phần ba hoạt động thương mại hàng hải của Nga.
Phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ hạn chế nghiêm trọng khả năng tham gia hoạt động cạnh tranh thương mại quốc tế của Nga và cung cấp thời gian cần thiết cho đội quân Tây Âu của Mỹ tiến vào Trung Âu, nơi các đồng minh của nước này đang quan ngại sâu sắc.
Trong vài thập kỷ tới, sự sắp xếp lãnh thổ hiện nay cho Đông Bắc Á có thể trở nên không ổn định về mặt địa chính trị.
Các vấn đề an ninh đặt ra ở Triều Tiên sẽ đòi hỏi một sự hợp tác an ninh sâu hơn giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Hoa Kỳ và Nga-một quốc gia được hy vọng sẽ hướng tới châu Âu. Cả Trung Quốc và Nga đều có tác động lớn để thay đổi tình hình chính trị ở Triều Tiên hơn Hoa Kỳ, bởi nước này chỉ đang hời hợt nỗ lực trong khu vực này.
Yếu tố cuối cùng, nhưng cũng không ít quan trọng hơn là cuộc nội chiến đang diễn ra ở Trung Đông được thúc đẩy bởi lòng thù hận tôn giáo, những xung đột tiềm năng có thể xảy ra bởi những kẻ cực đoan ở Iran, và phải kể đến những tham vọng chính trị ở quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ có thể có được từ sự hỗ trợ của quân đội Nga. Bất cứ một cuộc xung đột nào cũng có thể làm bùng nổ khu vực này.
Cựu Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Câu trả lời lý tưởng cho những vấn đề được đề cập phía trên là một liên minh địa chính trị tay ba giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga. Trong bối cảnh này, Nga sẽ không có sự lựa chọn nào ngoài chấp nhận thực tế là cần phải cải thiện quan hệ với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Do không chắc chắn tăng nặng tình tiết với những hậu quả tàn phá, bộ ba cường quốc hạt nhân lớn sẽ có thời gian để suy nghĩ về những gì có thể đang xảy ra và sẽ xảy ra.Trong bối cảnh này, Trung Quốc sẽ dành thời gian để suy nghĩ xem mình có đủ khả năng để tránh khỏi những trách nhiệm về những gì xảy ra ở các nước láng giềng hay không. Liệu điều đó có đe dọa lợi ích của Trung Quốc và liệu nó có đẩy quốc gia này vào mối quan hệ quân sự quá thân mật với Nga - một mối liên kết với khả năng đe dọa sẽ đối trọng với Mỹ?
Liệu Nga có nhận được sự tôn trọng trong thế giới, nơi mà cả ba nước cường quốc quân sự mạnh nhất (Mỹ, Trung Quốc, Nga) sẽ tăng cường hợp tác liên quan đến vấn đề an ninh Trung Đông trong ngắn hạn? Còn về mặt dài hạn chính là việc hợp tác ở Đông Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc hiện vẫn chưa có tham vọng lớn nhưng sẽ có thể có trong tương lai.
Như vậy, việc hợp tác khu vực sẽ đòi hỏi những tính toán và ý chí chính trị để làm việc cùng nhau mà bỏ qua những xung đột lịch sử và hiện diện của vũ khí hạt nhân, một loại vũ khí luôn luôn có khả năng tàn phá nhưng không dẫn đến một thắng lợi chính trị đơn phương cho bất kỳ một phía nào trong suốt 70 năm qua.