Cuộc đời thăng trầm của nữ Tổng thống Hàn Quốc

Hôm qua, bà Park Geun-hye đã chính thức trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, quốc gia đang còn nhiều vấn đề về bình đẳng giới. Con đường đưa bà Park đến vị trí quyền lực nhất Hàn Quốc đầy chông gai và đau đớn nhưng đã cho thấy nghị lực mạnh mẽ của người phụ nữ này.

Cuộc sống của bà Park Geun-hye chứa đầy yếu tố con người và chính trị mà đã khiến bà thực sự trở thành một biểu tượng quốc gia của Hàn Quốc trong những thập kỷ gần đây.

Cuộc đời thăng trầm của nữ Tổng thống Hàn Quốc - ảnh 1
Hôm qua, bà Park Geun-hye đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc.

Cuộc đời bi thương nhưng đầy mẫu mực

Khi bà Park ra đời vào tháng 2 năm 1952, Hàn Quốc đang ở trong tình trạng khốn khổ về kinh tế và rối loạn về chính trị. Bên cạnh đó là mối đe dọa từ Triều Tiên, thời bấy giờ đang có nền kinh tế bùng nổ và lực lượng quân đội rất mạnh. Vào năm 1961, cha bà, một sĩ quan quân đội đóng quân tại thủ đô đã tiến hành đảo chính Quốc hội, xây dựng lại Hiến pháp và tự xưng là Tổng thống suốt đời.

Khi gia đình bà chuyển đến Nhà Xanh - nơi ở chính thức của tổng thống, bà Geun-hye không có một cuộc sống nhàn hạ chút nào. Các giáo viên tiểu học mô tả bà là một học sinh thật thà, khiêm tốn, cần cù và mẫu mực. Mọi người bắt đầu gọi Geun-hye là “Công chúa sổ ghi chép” vì bà có thói quen ghi chép lại về tất cả các sự kiện. Bà yêu thích học về ngoại ngữ vì bà coi đó là phương tiện để “cải thiện chất lượng cuộc sống”. Bà có thể sử dụng 4 ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung.

Cuộc đời thăng trầm của nữ Tổng thống Hàn Quốc - ảnh 2
Bà Park Geun-hye, đứng giữa, chụp ảnh cùng cha – Tổng thống Hàn Quốc khi đó Park Chung-hee – và mẹ bà Yuk Young-soo và em trai, em gái ở Seoul.

Hai thảm kịch gia đình

Vào đầu những năm 1970, sau khi hoàn thành việc học đại học, bà tới Grenoble, Pháp cho tới ngày 15/8/1974, bà nhận được một cuộc gọi từ đại sứ quán Hàn Quốc yêu cầu bà trở về Seoul ngay lập tức. Trên đường trở về, tại sân bay bà nhận được tin do báo giới Pháp đăng tải là mẹ bà đã bị một thành viên Tổng hiệp hội Triều Tiên ở Nhật Bản sát hại tại Nhà hát quốc gia (ở Seoul). Tổng hiệp hội Triều Tiên ở Nhật Bản là một tổ chức chịu ảnh hưởng của chính quyền Triều Tiên.

“Đó là một cú sốc, giống như một dòng diện mạnh hàng nghìn vôn chạy qua người tôi”, bà viết trong nhật kí. Cuộc sống của bà từ đó thay đổi theo chiều hướng buồn thảm: bà trở thành người phụ nữ quan trọng nhất bên cạnh cha mình, cho tới ngày 26/10/1979 khi cha bà bị chính lãnh đạo cơ quan mật vụ Hàn Quốc ám sát.

Bà Park và kỉ niệm về cha

Bà Park rút khỏi chính trường một thời gian, thời kì mà bà mô tả trong tự truyện của mình là “một chuyến đi dài và cô đơn” nhưng dành để củng cố di sản của cha bà. Nhưng đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng khi những gì cha bà để lại chứa đầy mâu thuẫn. Trong suốt thời kỳ lãnh đạo của ông Park Chung Hee, nền kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng với tốc độ cao nhưng phải trả giá bằng tự do ngôn luận. Biến cố nghiêm trọng nhất xảy ra vào năm 1979 khi mà theo luật nhà binh, 8 thành viên (hầu hết đều rất trẻ) của một hiệp hội chính trị chống lại chính quyền của vị tổng thống độc tài đã bị kết án tử hình. Bản án được thi hành chỉ 18 tiếng sau khi được tuyên.

Cản trở lớn nhất trên con đường đi tới chức tổng thống của bà Park Geun-hye là một thực tế rằng bà là con gái của một nhà độc tài cứng rắn, không thể lay chuyển. Tờ Thời báo Hàn Quốc (Korea Times) đã viết rằng: “Là một con người, bà Park không thể và không được phép chối bỏ cha mình. Nhưng là một nhân vật của công chúng và đang tìm kiếm vị trí lãnh đạo của một quốc gia, bà Park không thể và không được phép bảo vệ một nhà độc tài”. 

Nỗi đau của Park Geun-hye

Trong suốt thời gian bị buộc phải rút lui khỏi đời sống chính trị, có thể trong giây phút nản chí, bà đã nói rằng: “Quyền lực chỉ là vô ích vì nó bay đi như một cơn gió”. Nhưng bà cũng viết trong tự truyện của mình rằng: “Sự tuyệt vọng hình thành nên con người tôi nhưng niềm hi vọng lại thúc đẩy tôi”. Đó là lí do tại sao vào năm 1997, sau một thời gian dài từ bỏ, bà quyết định quay lại chính trường.

“Tôi đã quyết định đi theo con đường chính trị của Park Geun-hye, của chính tôi, bởi vì tôi cảm thấy sốc khi chứng kiến những gì mà các thế hệ trước xây dựng có thể tan thành mây khỏi vì một cuộc khủng hoảng (nghiêm trọng)”, bà viết.

Đảng Quốc Đại (một đảng bảo thủ) sau khi chịu thất bại nặng nề hồi năm 2004 đã kêu gọi bà Park làm lãnh đạo. Kể từ đó, đảng này đã giành được những chiến thắng bầu cử ở cấp địa phương và đến năm 2012, đảng này, với tên mới là Saenuri đã giành chiến thắng khá lớn. Với kết quả đó, báo giới đã gọi cuộc tổng tuyển cử năm 2012 là: “Sự trở lại của nữ hoàng bầu cử”, bà Park Geun-hye. Và đảng Saenuri đã đề cử bà là ứng cử viên của đảng này tham gia cuộc chạy đua chức tổng thống.

Xin lỗi về những sai lầm của cha

Nhưng để tiến lên phía trước, bà Park không chỉ phải làm rõ nhận thức của bà về quá khứ của cha mình mà còn phải rất dũng cảm mới có thể lên án những lỗi lầm của ông. Và bà đang làm điều đó. Hồi tháng 8, khi được đảng Saenuri đề cử làm ứng cử viên chạy đua chức tổng thống, bà đã nói: “Tôi ở đây không phải với tư cách là con gái của cha tôi mà là một ứng cử viên chức tổng thống của đảng cầm quyền”.

Bà thừa nhận rằng sự phát triển kinh tế thần kì trong thời kỳ công nghiệp hóa “đã phải đánh đổi bằng quyền lợi của người công nhân” và “đảm bảo an ninh trước mối đe dọa từ chính quyền Bình Nhưỡng với cái giá là sự vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của giới chức chính phủ”.

Và đề cập cụ thể đến 3 sự kiện “đen tối” trong thời kỳ cầm quyền của cha bà gồm vụ đảo chính năm 1961, sự kiện cải cách Hiến pháp năm 1972 và vụ án các nhà hoạt động trẻ tuổi bị xử tử năm 1974, bà nói: “Ba vụ việc trên đã phá hoại tinh thần của Hiến pháp quốc gia. Tôi chân thành xin lỗi nạn nhân của những biến cố đó và gia đình họ”. Sau đó bà tới mộ của những nạn nhân vô tội bị xử tử để cầu nguyện cho họ.

Trước đó, khi đề cập đến những biến cố này bà cho rằng chỉ có 2 biến cố và các nhà nghiên cứu lịch sử đã không công bằng. Nhưng vào ngày 7/10, khi nhận đề cử của đảng vào vị trí ứng cử viên chức tổng thống, bà đã đề cập đến vấn đề đó (thời kỳ cai trị của cha bà) dưới khía cạnh đạo lý: “Trong chính trị, mục tiêu không thể là cái cớ bào chữa cho phương tiện. Nguyên tắc dân chủ này là đúng đắn đối với quá khứ và cần phải được tôn trọng trong tương lai”.

Cuộc đời thăng trầm của nữ Tổng thống Hàn Quốc - ảnh 3
Bà Park cúi đầu xin lỗi về những sai lầm của cha mình, nhà lãnh đạo độc tài Park Chung Hee.


“Khu vườn của mẹ”

Ở khu vực ngoại ô Seoul có một công viên lớn được gọi là “Công viên thiếu nhi” mà người dân từ mọi vùng của thủ đô đều có thể dễ dàng đến đây nhờ mạng lưới tàu điện ngầm và xe buýt hiện đại. Ai đến công viên này trong ngày thường, đặc biệt là ngày cuối tuần, cũng đều cảm thấy tâm hồn trở nên nhẹ nhõm: ở bất kỳ đâu, trên các con đường hay trên các thảm cỏ, trên các ngọn đồi đều có các em bé, thường là ở độ tuổi mẫu giáo, đang chơi đùa hoặc chạy nhảy tự do còn mẹ của các bé thì ngồi nói chuyện với nhau.

Chính người mẹ quá cố của bà Park, bà Yuk Young-soo đã đề xuất và thực hiện ý tưởng về “Công viên thiếu nhi”. Sự kính trọng mà bà Park Geun-hye vẫn luôn dành cho cha mẹ mình đã hình thành nên tính cách của bà, cha bà giúp bà tạo dựng tầm nhìn chính trị và ý chí để thực hiện tầm nhìn đó còn mẹ bà giúp bà hình thành nên nhân sinh quan và tình yêu thương, sự tôn trọng đối với con người.

Bà Park Geun-hye chưa từng kết hôn và thừa nhận rằng bà là người vô thần. Kết thúc bài phát biểu khi trở thành ứng cử viên tham gia tranh cử tổng thống, bà nói: “Cuộc đời tôi chính là Hàn Quốc. Tôi xin nhận trách nhiệm được giao phó và tôi sẽ sát cánh cùng nhân dân tiến lên phía trước”.  

TÙNG LÂM

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !