Cuộc di cư khổng lồ của 38 triệu người vì chiến tranh

Tình trạng xung đột và bạo lực bùng phát trên toàn thế giới đã khiến 38 triệu người phải đi di tản ngay trong lãnh thổ quốc gia đặc biệt ở Iraq, Nam Sudan, Syria, Cộng hòa dân chủ Congo và Nigeria.

Theo bản báo cáo của Trung tâm Giám sát hoạt động di tản nội địa (IDMC) có trụ sở tại Geneva, riêng trong năm 2014, con số này là 11 triệu người. 

"Chỉ riêng một ngày trong năm ngoái đã có tới 30.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em buộc phải rời bỏ nhà cửa để đi di tản do tình trạng bạo lực và xung đột gia tăng. Con số này cho thấy chúng ta đang bất lực trong công tác bảo vệ người dân vô tội. Bản báo cáo này là một hồi chuông cảnh báo khẩn cấp", trang tin ABC News dẫn lời ông Jan Egeland thuộc Hội đồng Tị nạn Na Uy, một cơ quan trực thuộc IDMC. 

Cuộc di cư khổng lồ của 38 triệu người vì chiến tranh - ảnh 1

Hàng triệu người dânIraq và Syria phải đi tị nạn để tránh các cuộc tấn công của IS.

Còn theo số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc, tới cuối năm 2013, thế giới có khoảng 16,7 triệu người tị nạn, nâng tổng số người vô gia cư lên trên con số 50 triệu người. Ông Egeland nhấn mạnh số người tị nan trong nước thậm chí còn gấp đôi so với số người tị nạn ra nước ngoài. 

IDMC đã tiến hành theo dõi hoạt động di cư trong nước tại 60 quốc gia hồi năm 2014. Trong đó, 5 quốc gia có số người đi di tản nhiều nhất là Iraq, Nam Sudan, Syria, Cộng hòa dân chủ Congo và Nigeria. 

Điển hình, 2,2 triệu người dân Iraq đã buộc phải di chuyển sang những khu vực khác trong lãnh thổ để sinh sống nhằm tránh các cuộc tấn công của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Tại Iraq, con số này là khoảng 1 triệu người, nâng tổng số người di cư trong nước lên 7,6 triệu người, chiếm 40% dân số cả nước. Ngoài ra, gần 4 triệu người Syria cũng phải đi tị nạn. 

Lần đầu tiên trong 10 năm qua, châu Âu chứng kiến làn sóng di dân mạnh mẽ với 646.500 người Ukraine buộc phải đi di tản trong nước hồi năm 2014 do cuộc chiến giữa quân nổi dậy và quân chính phủ Kiev ở miền đông Ukraine. 

Trong khi đó, sự trỗi dậy của phong trào Boko Haram nhằm thiết lập một nhà nước Hồi giáo độc lập tại khu vực phía đông bắc Nigeria đã khiến gần một triệu người dân nước này phải đi di tản trong nước hồi năm 2014 và buộc hàng chục ngàn người đi tị nạn sang các nước láng giềng. 

"Xung đột càng kéo dài, bản thân những người đi di tản trong nước cũng cảm thấy bất an, nhiều người sẽ tìm cách vượt biên và trở thành người tị nạn", Volker Turk, quan chức thuộc tổ chức UNHCR nói.

Tình trạng an ninh bất ẩn cũng đã khiến nhiều người mạo hiểm tính mạng để băng qua Địa Trung Hải, khiến hơn 1.750 người thiệt mạng chỉ riêng năm 2014. 

Tuy nhiên, chiến tranh và xung đột chính trị không phải là những lý do duy nhất khiến nhiều người sẵn sàng rời bỏ quê hương. Bởi hơn nửa triệu người di tản ở khu vực Trung Mỹ hồi năm ngoái là để tránh đối mặt với các băng đảng tội phạm. 

Cũng theo IDMC, năm 2014 là năm thứ ba ghi dấu số người đi di tản trong nước đạt kỷ lục tương tự như 3 giai đoạn gồm khủng hoảng Darfur năm 2004, vòng xoáy bạo lực ở Iraq vào giữa những năm 2000 và phong trào Mùa xuân Ả Rập năm 2011. 

Nội dung được hoàn thành qua tham khảo nguồn tin từ ABC News, một trang tin của đài phát thanh và truyền hình Australian Broadcasting Company (ABC) của Úc. ABC được thành lập năm 1943 và là một trong những đài truyền hình lớn của Úc.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !