CSCĐ cấp cứu trẻ động kinh tại sân Thiên Trường có đúng cách?

Những điều cần tránh khi gặp người bị động kinh là thái độ hốt hoảng quá mức; tránh tụ tập quá đông quanh bệnh nhân; không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn thìa, đũa vào miệng trẻ.

Hình ảnh cảnh sát cơ động sơ cứu trẻ bị động kinh trên sân Thiên Trường (Nam Đinh) chiều nay gây tranh cãi trên MXH

MXH đang chia sẻ bức ảnh CSCĐ cấp cứu cho cháu bé bị lên cơn động kinh co giật. Theo đó, tại sân Thiên Trường (TP Nam Định, chiều nay), hai chiến sĩ CSCĐ này đã đưa cháu ra xe cứu thương. Và một trong hai chiến sỹ  đã nghiến răng chịu đau khi đưa tay vào miệng cháu bé cho bị .... cắn, thay vì để cháu có thể cắn đứt lưỡi mình…

Ngay lập tức, bức ảnh chia ra hai luồng ý kiến khác nhau. Một luồng bày tỏ sự cảm phục, biết ơn đối với các chiến sĩ cảnh sát cơ động khi cho rằng “cuộc sống còn rất nhiều điều đáng ghi nhận, trân trọng”…

Song lại có luồng ý kiến khác cho rằng “ cách xử lý đó không đúng cách”, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ chứ không chỉ “đứt ngón tay” của chiến sĩ CSCĐ.

Vậy, gặp người bệnh bị động kinh lên cơn co giật, chúng ta phải xử lý như thế nào cho đúng cách?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), động kinh là bệnh lý khởi phát do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh. Bởi vậy, cơn động kinh thường xuất hiện bất ngờ, nếu không xử trí đúng cách có thể gây nguy hiểm tới người bệnh, khiến cơn động kinh diễn ra trầm trọng hơn, thậm chí gây nguy hại cho chính bản thân người sơ cứu. Đặc biệt, động kinh không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn xảy ra cả với người lớn tuổi.

Theo chuyên gia, một số sai lầm trong khi sơ cứu người lên cơn động kinh thường khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Một điểm dễ thấy khi phát hiện có người lên cơn động kinh là nhiều người sẽ la hét, hoảng sợ, điều này khiến người bệnh trở nên căng thẳng, cơn co giật lâu phục hồi hoặc thậm chí tái phát ngay khi vừa hết xong.

Trong quá trình sơ cứu người bị động kinh, nhiều người thường lo lắng bệnh nhân tự cắn vào lưỡi nên đặt vật lạ vào miệng như que đũa, ngón tay của mình… vô tình khiến tổn thương răng miệng cho người bệnh, thậm chí đứt cả ngón tay của người cho vào.

Hay nhiều người cho người bệnh nên ăn uống ngay sau khi hết cơn co giật để nhanh tỉnh lại cũng vô cùng nguy hiểm vì có thể gây ho, sặc, hóc dị vật, thậm chí là tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tử vong...

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bạn hoàn toàn có thể sơ cứu người bị co giật, động kinh đúng cách nếu nắm rõ những nguyên tắc sơ cứu. Bạn sẽ giúp họ tránh được những rủi ro đáng tiếc do căn bệnh này, cứu sống người bệnh trong tích tắc.

Để sơ cứu người bị lên cơn động kinh, bạn cần hết sức bình tĩnh, đánh giá tình hình và nhanh chóng thực hiện các bước sau để cứu người: Lấy các vật cứng, sắc nhọn có thể gây tổn thương người bệnh ra xa. Xoay người bệnh nằm nghiêng sang một bên để tránh dịch nôn hoặc nước bọt gây tắc nghẽn đường thở. Đặt gối hoặc vải mềm xuống dưới đầu người bệnh nhằm ngăn chặn dịch tiết chảy ngược lại vào đường hô hấp. Nếu người đó dùng kẹp tóc thì nên tháo chúng ra khỏi đầu.  Nới lỏng cổ áo để họ dễ thở hơn.

Những điều cần tránh khi gặp người bị động kinh  là thái độ hốt hoảng quá mức; tránh tụ tập quá đông quanh người động kinh để tạo môi trường chung quanh thông thoáng giúp bệnh nhân dễ thở; không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn thìa, đũa vào miệng trẻ.

Nhẹ nhàng dìu dắt, bảo vệ người lên cơn động kinh tránh chướng ngại vật và xa nơi nguy hiểm.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, bệnh động kinh cần được điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu điều trị sớm, trẻ có cơn động kinh có thể hồi phục sau thời gian dùng thuốc. Việc làm này giảm khả năng sa sút trí tuệ của các bé.

N. Huyền

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !