Croatia “tan giấc mơ hoa” sau một năm gia nhập EU

Croatia vừa kỷ niệm tròn một năm trở thành thành viên thứ 28 của EU. Thay cho niềm hân hoan của một năm trước, giờ đây “giấc mơ lên đời” của Croatia đã sụp đổ.
Croatia “tan giấc mơ hoa” sau một năm gia nhập EU - ảnh 1

Bên cạnh những gương mặt vui mừng, vẫn có những ánh mắt lo lắng cho tương lai của Croatia sau khi gia nhập Liên minh châu Âu trong ngày 1/7/2013.

Đã một năm sống dưới mái nhà Liên minh châu Âu (EU) nhưng nền kinh tế Croatia vẫn chưa có gì khởi sắc hơn trước, thậm chí còn tồi tệ hơn. 

Họ vẫn nằm trong số các nền kinh tế yếu nhất của EU và còn được “khuyến mại” thêm nỗi lo sợ về suy thoái kinh tế luôn thường trực và dường như không bao giờ chấm dứt tại nước này. Tỷ lệ thất nghiệp của Croatia đã bị đẩy lên ngưỡng 20%, trong đó hơn một nửa số người không có việc làm là giới trẻ.

Là quốc gia thuộc vùng biển Adriatic, Croatia có 4,2 triệu dân. Nước này đã rơi vào suy giảm kinh tế suốt 10 quý liên tiếp, chỉ sau Hy Lạp. Quý I/2014, tăng trưởng kinh tế Croatia giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trước khi gia nhập Liên minh.

Một năm trước, Thủ tướng Croatia Zoran Milanovic từng hy vọng sau khi gia nhập EU, các thành viên của khối sẽ gia tăng đầu tư tại các nước độc lập thuộc Cộng hòa Nam Tư cũ, trong đó có Croatia. Tuy nhiên, trong vòng một năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Croatia đã giảm 60% so với hồi tháng 7/2013.

Theo lý giải của một số chuyên gia kinh tế và đầu tư, trường hợp của Croatia không giống như Bulgaria và Romania, hai quốc gia đã gia nhập EU từ năm 2007, khi EU mở rộng sang phía Đông, kéo theo những nguồn vốn đầu tư dồi dào vào các quốc gia này. Croatia gia nhập EU vào thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các ngân hàng đã không còn nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn cứu trợ.

Trong khi đó, cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng,  FDI vào Croatia giảm sút xuất phát từ việc hệ thống luật pháp, các chính sách hỗ trợ của Croatia luôn thay đổi, luật lao động cứng nhắc và đầu tư không an toàn. Tất cả các yếu tố này đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ.

Trái với giới chức Croatia, người dân quốc gia thuộc liên bang Nam Tư cũ không còn mấy hào hứng với việc Croatia là thành viên EU. Nếu như kết quả những cuộc thăm dò dư luận năm 2003 cho thấy có đến 80% người được hỏi cho biết mong muốn đất nước trở thành thành viên EU thì 9 năm sau, con số này giảm còn 67% và đến nay, tỷ lệ này còn thê thảm hơn nữa. 

Nguyên nhân là trong quá trình đàm phán, Zagreb đã phải thực hiện nhiều điều kiện ngặt nghèo mà EU đưa ra và đặc biệt, khủng hoảng nợ công từ năm 2008 đã cho thấy một hình ảnh nhạt nhòa của châu Âu. Giờ đây, nhiều người dân Croatia còn bi quan cho rằng EU chẳng có gì tốt đẹp hơn. Giá cả sinh hoạt sẽ gia tăng và người lao động Croatia sẽ trở thành nhân công giá rẻ.

Có cái nhìn mang tính “định lượng” hơn, giới phân tích nhận định Croatia sẽ phải đợi khá lâu để có thể được hưởng lợi từ việc gia nhập EU. Cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng đã tác động xấu tới Croatia trong 5 năm qua. Cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao tới mức kỷ lục (21% lực lượng độ tuổi lao động), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Croatia thấp hơn mức trung bình trong EU 39%.

Nhật báo Bild của Đức đã từng cảnh báo thành viên mới nhất của EU có nguy cơ trở thành một Hy Lạp kế tiếp. Ngoài ra, trong kinh doanh, sau khi gia nhập EU, các hàng hoá của Croatia sẽ phải tuân theo một loạt tiêu chuẩn, quy định của Liên minh này. Những công ty nhà nước làm ăn thua lỗ sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp tái cấu trúc mạnh mẽ để có thể cạnh tranh trong môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng và điện lực.

Ngân hàng trung ương Croatia đã xếp nước mình là nước yếu kém thứ hai sau Hy Lạp khi gia nhập vào môi trường kinh doanh EU. “Croatia cần phải làm rất nhiều để cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI”, ông Timothy Ash, Giám đốc nhóm phân tích các thị trường mới nổi của Ngân hàng Standard cho biết.

Croatia “tan giấc mơ hoa” sau một năm gia nhập EU - ảnh 2

Martina Dalić - cựu Bộ trưởng Tài chính, thành viên của Quốc hội Croatia tỏ ra lo ngại về viễn cảnh không mấy sáng sủa của nền kinh tế.

Bên cạnh sự “vỡ mộng” trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, du lịch là “con gà đẻ trứng vàng” của Croatia cũng không hề có sự khởi sắc kể từ khi bước chân vào EU.

Năm ngoái, theo dự báo của chính phủ Croatia, nước này có nguồn thu từ du lịch đạt 7,2 tỷ euro (9,8 tỷ USD), chiếm 15% tỷ trọng tăng trưởng GDP. Nhưng, chuyên gia phân tích của ngân hàng Standard, ông Ash cảnh báo, đất nước này quá phụ thuộc vào nguồn thu từ khách du lịch đến nghỉ dưỡng trong những dịp nghỉ lễ và “ cần phải làm gì đó đa dạng hơn là chỉ trông chờ vào du lịch”.

Thủ tục hành chính rườm rà và bộ máy công quyền cồng kềnh cũng là một trong những vấn nạn của kinh tế Croatia. Những nhà đầu tư cho rằng, thất bại kinh tế không đến từ EU mà do chính bộ máy công quyền của Croatia, những người đã làm chậm tiến trình cải cách nền kinh tế, đặc biêt là tại các khu vực kinh tế công, nơi sở hữu 400.000 lao động, cồng kềnh và kém hiệu quả.

Chính trị bất ổn định cũng là nguyên nhân gây cản trở  cho việc tái kiến thiết của Croatia. Đảng cầm quyền nước này bị chia rẽ sâu sắc và không được nhân dân ủng hộ. Mới đây, một vài vị Bộ trưởng đã bị sa thải và nhường vị trí cho các đối thủ khác thuộc Đảng bảo thủ.

Ông Berto Salaj, giáo sư khoa Chính trị khoa học, Đại học Zagreb, cho rằng “trong giai đoạn khó khăn hiện nay, những người làm luật sẽ không để tâm tới các vấn đề của đất nước, mà họ chỉ chú trọng tới các cuộc tranh đấu nội bộ. Nó sẽ khiến cho khủng hoảng ở Croatia càng trở nên trầm trọng hơn”.   

Và trên tất cả những rắc rối vốn có, những nỗi lo sợ về khủng hoảng kinh tế đang đẩy những người trẻ tuổi tài năng của Croatia rời khỏi đất nước, cộng dồn thêm vào các vấn đề rắc rối cho nước này. Giống như Hy Lạp và Tây Ban Nha, tỷ lệ những người trẻ tuổi thất nghiệp tại Croatia là 50%.

Lê Trí

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !