Crimea trước giờ G

Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa, Crimea sẽ bước vào cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu có sát nhập về Nga hay không.

Các nhà lãnh đạo ở Crimea đã chuẩn bị những bước cuối cùng cho cuộc trưng cầu rộng rãi để quyết định số phận của bán đảo này sẽ vẫn ở lại Ukraine hay thuộc về Nga, bất chấp những đe dọa trừng phạt và lên án từ phương Tây.

Crimea trước giờ G - ảnh 1

Các tình nguyện viên đang đếm phiếu chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, ngày 15/3/2014.

Cuộc bỏ phiếu này bị Kiev và phương Tây xem là bất hợp pháp, cũng là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng Đông – Tây tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh. Căng thẳng đã tăng cao không chỉ ở Crimea mà còn ở các nơi khác ở miền đông nước Nga. Hai người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vào cuối ngày thứ Sáu (14/3) ở thành phố Kharkov.

Theo Reuters đưa tin, các đường phố ở thủ phủ Simferopol, Crimea rất tĩnh lặng trong ngày thứ Bảy trong sự hiện diện của một lực lượng quân sự khá hùng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Crimea Sergei Aksyonov, được bầu cử trong một phiên họp kín của quốc hội trong khu vực mà không được Kiev công nhận, cho biết đã huy động đủ an ninh để đảm bảo rằng cuộc bỏ phiếu sẽ được an toàn.

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi có đủ người - hơn 10.000 dân quân tự vệ, hơn 5.000 nhân viên Bộ Nội

trong đơn vị khác nhau của Bộ Nội vụ và lực lượng an ninh của nước Cộng hòa Crimea", ông nói.

Ở Kiev, quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu để giải tán Hội đồng khu vực Crimea vì đã tổ chức trưng cầu dân ý và ủng hộ hiệp ước với Nga. Một quan chức lập pháp ở Kiev cho biết các lãnh đạo ở Crimea phải bị xử phạt vì đã khuyến khích phong trào ly khai ở miền đông Ukraine.

Ông Aksyonov cũng như phía Matxcơva đều không thừa nhận lực lượng quân sự đang kiểm soát Crimea là của nước Nga. Cả hai bên đều cho rằng hàng ngàn lính vũ trang không xác định trong khu vực là thuộc các nhóm “tự vệ” được thiết lập để đảm bảo sự ổn định.

Matxcơva đã thuê cảng Sevastopol của Crimea để đóng Hạm đội Biển Đen tại đây. Theo thỏa thuận, Nga có thể triển khai đến 25.000 quân tại cảng này.

Hầu hết trong 1,5 triệu cử tri Crimea dự kiến ​​sẽ lựa chọn sát nhập với Nga trong cuộc trưng cầu dân ý lần này, phản ánh nguyện vọng của phần lớn kiều dân Nga sống tại đây. Với họ, chính trị và kinh tế đều quan trọng như nhau.

"Ở Nga, tôi có thể kiếm được hơn ba lần những gì tôi làm ở Ukraine", Svetlana Dzubenko, một nhân viên đường sắt Crimea 20 tuổi, cho biết. "Lương của tôi bây giờ là 3.000 hryvnia (300 USD) một tháng, nhưng ở Nga tôi sẽ kiếm được 45.000 rúp, tương đương khoảng 12.000 hryvnia (1.200 USD)... Tôi không còn gì sau khi đã thanh toán tiền nhà và thức ăn. Sẽ ra sao nếu tôi muốn tiết kiệm? nếu tôi bị bệnh?"

Đã có nhiều cáo buộc cho rằng quân đội và lực lượng tình nguyện viên thân Nga mang nhiều vũ khí như dùi cui đang tuần tra đường phố và các khu vực công cộng ở Simferopol.

Tuy nhiên, ông Aksyonov cho biết không có cuộc tấn công nào nhắm vào các nhà báo và đổ lỗi cho một số phương tiện truyền thông khiêu khích và cố ý đối đầu.

Ông cũng cho biết trong tuần này rằng hơn 80% người dân Crimea đồng ý tách khỏi Ukraine và liên minh với Nga, và rằng cuộc trưng cầu sẽ diễn ra một cách tự do và công bằng. Ông Aksyonov cũng tỏ ra thận trọng về thời gian Crimea sát nhập vào Nga sau cuộc bỏ phiếu, hy vọng rằng quá trình sẽ diễn ra chỉ trong thời gian một năm.

Hiện Mỹ và châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt hàng chục người Nga được cho là có liên quan điến việc Crimea đòi tách khỏi Ukraine. Lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực từ thứ Hai (17/3) ngay khi kết quả trưng cầu dân ý chính thức được công bố.

Chính quyền ở Crimea cũng đã bắt đầu các kế hoạch chuẩn bị cho quá trình sát nhập vào Nga, theo đó các hoạt động chuyển đổi sẽ được tiến hành ngay khi có quyết định cuối cùng từ người dân. Họ sẽ cho phép sử dụng song song các thể chế trước và sau sát nhập một thời gian đủ để người dân có thể làm quen. 

PHAN SƯƠNG (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !