Công thức tính BMI cho người Việt Nam
BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức khỏe không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khỏe khác.
Công thức tính BMI
1. Bảng chỉ số BMI chuẩn cho nam nữ Việt Nam
Bảng đánh giá theo chuẩn của WHO và dành riêng cho người châu Á (IDI&WPRO): | ||
Phân loại | WHO BMI (kg/m2) | IDI & WPRO BMI (kg/m2) |
Cân nặng thấp (gầy) | <18.5 | <18.5 |
Bình thường | 18.5 - 24.9 | 18.5 - 22.9 |
Thừa cân | 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 - 29.9 | 23 - 24.9 |
Béo phì độ I | 30 - 34.9 | 25 - 29.9 |
Béo phì độ II | 35 - 39.9 | 30 |
Béo phì độ III | 40 | 40 |
Như vậy với người Việt Nam chỉ số BMI lý tưởng là trong khoảng 18,5-23
2. Chỉ số BMI cho trẻ em, người dưới 20 tuổi
Khác với cách phân loại BMI ở người lớn, với trẻ em (từ 2-20 tuổi) trọng lượng và chiều cao thay đổi trong quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng như mối quan hệ của chúng với mỡ cơ thể, chỉ số BMI của trẻ phải được hiểu là so sánh tương đối so với các trẻ khác cùng giới tính và tuổi tác.
Sau khi chỉ số BMI được tính cho một số lượng lớn trẻ em và thiếu niên, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ. Những phần trăm này biểu thị chỉ số BMI của trẻ em so với các trẻ em khác.
Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
Các loại trạng thái cân nặng BMI cho tuổi và tỷ lệ phần trăm tương ứng dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được thể hiện trong bảng sau:
Tình trạng | Khoảng phần trăm của BMI |
Thiếu cân | < 5% |
Bình thường hoặc khỏe mạnh | Từ 5% tới 85% |
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì) | Từ 85% tới 95% |
Béo phì | >95% |
Biểu đồ BMI của trẻ:
Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi ( từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được biểu diễn như sau:
Cách tính BMI cho trẻ em dựa vào biểu đồ BMI
Giả sử có một trẻ 5 tuổi có cân nặng 22 kg, chiều cao là 1.1 m;
BMI của trẻ = cân nặng/(chiều cao x chiều cao) = 22/(1.1x1.1) = 18.2
Để biết bé thuộc tình trạng nào, ta cần tra biểu đồ BMI cho bé 5 tuổi như sau:
Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 5 theo trục tuổi ( nằm ngang) , cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 vị trí màu đỏ như hình vẽ;
BMI có giá trị 18.2 sẽ nằm ở vùng màu vàng (giữa số 2 và số 3) nên trẻ 5 tuổi BMI 18.2 là thừa cân, thuộc nguy cơ béo phì (thuộc khoảng phần trăm từ 85% tới 95%: nghĩa là BMI của trẻ lớn hơn của 85% trẻ nhưng vẫn nhỏ hơn 5% trẻ khác).
Chỉ số BMI trẻ em trong khoảng tốt nhất là từ 5% tới 85% .