Cộng đồng Hồi giáo bàng hoàng, phẫn nộ trước vụ xả súng ở New Zealand

Hàng loạt các quốc gia đạo Hồi đã bày tỏ sự phẫn nộ đối với các vụ xả súng xảy ra tại hai nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand vào ngày 15/3, và một số nước cho biết công dân của họ cũng là nạn nhân vào vụ việc đau thương này.

Thời điểm vụ xả súng xảy ra tại thành phố Christchurch, lúc các tín đồ thực hiện cầu nguyện vào sáng ngày thứ sáu, cùng một đoạn phim được cho là quay từ điểm nhìn của hung thủ xả súng được đăng tải trên mạng đang khiến dư luận rất hoang mang.

Một nạn nhân của vụ xả súng được đưa ra xe cứu thương.

“Indonesia lên án mạnh mẽ vụ xả súng này, đặc biệt là khi nó xảy ra tại một nơi tôn nghiêm trong lúc buổi cầu nguyện sáng thứ sáu đang diễn ra”, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi phát biểu.

Trước đó, bà Marsudi cho biết có 6 công dân Indonesia đã có mặt trong nhà nguyện khi vụ tấn công xảy ra. Ba người trong số này đã thoát thân an toàn trong khi ba người còn lại vẫn chưa rõ tung tích.

Đại sứ Indonesia tại New Zealand, Tantowi Yahya, đã nói với hãng tin Reuters rằng các cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định có bao nhiêu người Indonesia là nạn nhân của vụ xả súng. Hiện ở Christchurch có 331 người Indonesia, trong số này có 134 người là sinh viên.

Tại Malaysia, ông Anwar Ibrahim, lãnh đạo đảng lớn nhất ở quốc gia này, đã tuyên bố rằng một người Malaysia đã bị thương trong vụ việc mà ông gọi là “thảm kịch màu đen đeo bám nhân loại và nền hòa bình thế giới”.

“Tôi rất buồn trước hành động tàn bạo này, nó đi ngược với những giá trị nhân văn và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người”, ông phát biểu. “Chúng tôi xin bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc đối với gia đình của các nạn nhân và người dân New Zealand”.

Hiện vẫn chưa rõ mức độ thương vong sau các vụ xả súng.

Vào lúc này, chính phủ New Zealand xác nhận “rất nhiều người” đã chết, song họ chưa đưa ra con số cụ thể hay công bố danh tính của các nạn nhân. Nhiều nguồn tin cho hay, số người thiệt mạng đã lên đến 49 người.

Phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là ông Ibrahim Kalin đã lên án vụ tấn công này là một hành động “phân biệt chủng tộc và phát xít”. “Vụ xả súng cho thấy mức độ thù địch đối với Hồi giáo và những người theo đạo đã nghiêm trọng đến mức nào”, ông Kalin viết trên Twitter.

“Chúng ta thấy rất nhiều lần những tư tưởng bài Hồi giáo đối với những người theo đạo đã bị biến thành những ý đồ sát nhân đồi bại. Thế giới cần phải lên tiếng để phản đối những tư tưởng như vậy và phải ngăn chặn những hành vi khủng bố bài Hồi giáo”, ông nói.

Đại sứ Afghanistan tại Úc, New Zealand và Fiji, Wahidullah Waissi đã viết trên Twitter rằng đã có 3 người Afghanistan bị thương trong các vụ xả súng. “Tôi xin bày tỏ sự cảm thông đối với gia đình có gốc Afghanistan đã bị sát hại trong vụ việc nghiêm trọng này”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan Mohammad Faisal cũng dùng mạng xã hội để lên án vụ việc, đồng thời sử dụng dòng hashtag #pakistanagainstterror (Pakistan phản đối chủ nghĩa khủng bố).

An ninh đã nhanh chóng được thắt chặt ở New Zealand.

Cộng đồng mạng cũng tỏ ra sợ hãi trước một đoạn phim được phát tán rộng rãi cho thấy cảnh một gã đàn ông xả súng liên tiếp vào người đang có mặt trong một nhà thờ bằng một khẩu súng trường tự động. Hiện vẫn chưa rõ hung thủ trong phim có phải là kẻ đã tiến hành vụ việc hay không.

“Cảm giác thật ghê tởm, tên này quá tàn bạo và không biết suy nghĩ”, một tài khoản Twitter có tên Farhan Adhitama nói.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay nhiều nạn nhân của vụ xả súng có thể là những người tị nạn. “Chúng ta đứng về phía họ, Những kẻ đã gây ra vụ bạo lực này không phải là một phần của chúng ta. Chúng không bao giờ có chỗ ở New Zealand”, bà nói.

Anh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: New Zealand xả súng Hồi giáo phản ứng xả súng nhà thờ hồi giáo ở New Zealand xả súng ở new zealand xả súng đẫm máu khủng bố hồi giáo cực đoan

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !