Con cái trở thành “vua chúa nửa mùa” vì bố mẹ... quá bao bọc

Bất cứ cha mẹ Việt nào cũng mong muốn con mình có cuộc sống tự lập và hạnh phúc sau này. Nhưng cách mà các phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng, định hướng và giáo dục một đứa trẻ đã thực sự khoa học hay chưa, có nhân văn với trẻ không thì cần xem lại...

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội), nhiều phụ huynh đã tìm đến chị vì… hết cách với con. Có những đứa trẻ, theo phản ánh của phụ huynh, học lớp 7 mà không biết tự làm bất kỳ một việc gì trong nhà.

Ngay cả việc đơn giản như cắm cơm, phơi đồ hay cầm dao cắt quả táo ra đĩa con cũng không làm được. Ngoài thời gian đến trường, con chỉ biết ngủ, đến bữa thì cô giúp việc gọi xuống ăn cơm, ăn xong lại chơi điện tử. Việc tối thiểu như gấp chăn khi thức dậy hay tự dọn phòng của bản thân cũng không biết làm nốt.

“Có những phụ huynh bất lực vì thấy con mình như một cái robot lập trình sẵn những việc như đến trường, ăn, chơi điện tử. Ngoài ra không nói chuyện, không tâm sự với bố mẹ, không ra khỏi nhà. Các con không có cả những kỹ năng sống, không bản năng sinh tồn bình thường như "đói thì ăn, khát thì uống". Họ lo lắng và cảm giác nếu con xa bố mẹ thì không thể sống nổi”, thạc sĩ Nguyễn Phương Anh chia sẻ.

Theo chị Phương Anh, phụ huynh phải tăng cường dạy con các kỹ năng sống (Ảnh minh họa)

Một điểm chung mà chị Phương Anh nhận thấy ở những phụ huynh tìm đến tư vấn chị khi con không có chút kỹ năng nào là vì bố mẹ bao bọc con quá. Những đứa trẻ được bố mẹ cung phụng hóa thành “vua chúa nửa mùa”.

Tất tần tận mọi việc của đứa trẻ như chuyện đi giày dép, mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, nấu cơm, rửa bát, quét nhà, sắp xếp sách vở... đều được phục vụ bởi “ô sin cao cấp” chính là bố mẹ, ông bà hoặc người giúp việc.

Ngày bé, bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất cũng không để con phải động tay vào mà bố mẹ làm hết. Như vậy, những đứa trẻ này đã không có cơ hội để lớn lên, để trưởng thành và được là chính bản thân mình.

Có lẽ không ít người trong số chúng ta từng chứng kiến mâu thuẫn giữa các con với bạn bè cũng bị nhiều phụ huynh xen vào giải quyết thay. Vì thế dân mình hay có câu “chuyện trẻ con mất lòng người lớn”.

Tại sao chuyện giữa các con phụ huynh không để các con tự xử lý. Vì các con là người trong cuộc và là nguyên nhân của sự việc cơ mà? Các con là người buộc nút thắt thì hãy để các con tự tháo nút thắt. Bố mẹ xen vào thái quá vô hình tước đi khả năng tự lập và giải quyết vấn đề của các con và tạo ra những đứa bé thiếu kĩ năng sống, không chịu trưởng thành được.

Hiện nay nhiều gia đình có điều kiện sống ở các thành phố lớn còn cung phụng cho con một cách “thừa thãi” về mặt vật chất, sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu của con mà con không phải làm bất cứ việc gì. Con đi siêu thị thích lego bố mẹ lập tức mua lego, con thích ô tô điều khiển bố mẹ lập tức mua ngay… Có những đứa trẻ hàng tủ đồ chơi nhưng chỉ chơi 1-2 ngày lại chán và vứt xó.

Đó là chưa kể quần áo, giàu dép mỗi ngày một mốt, chưa kịp mặc thì đã chật, có những bộ chỉ mặc một lần lại vứt xó góc tủ.

“Chu cấp cho con bằng những gì tốt nhất có thể là tâm lý chung của bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ hãy dạy con biết quý trọng đồng tiền, quý trọng sức lao động thì con mới có thể phát triển toàn diện được. Nếu con tốt nhiệm vụ cô giáo giao trong tuần này con sẽ có một món đồ chơi yêu thích.

Như vậy vừa để trẻ có động lực phấn đấu vừa là để con biết là mình phải lao động thì mới được hưởng thành quả. Cùng với đó, bố mẹ hãy dạy con những kỹ năng sống tối thiểu - là khả năng tự thích nghi trong nhiều hoàn cảnh, là cảm nhận yêu thương của cha mẹ, là sự sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn”, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Phương Anh cho hay.

Hoàng Thanh

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !