Còn bao nhiêu cổng trường sẽ bị xô đổ?

Để cho con được học ở một ngôi trường "lý tưởng", nhiều phụ huynh dẫm đạp lên nhau, xô đổ cổng trường, trong khi đại diện Bộ Giáo dục cho rằng không thể đại trà mô hình Thực nghiệm vì Luật Việt Nam chỉ có một chương trình học.

Còn bao nhiêu cổng trường sẽ bị xô đổ?

Khi nền giáo dục không thỏa mãn nhu cầu phát triển

Hàng năm, tại Hà Nội đều diễn ra tình trạng phụ huynh đứng trắng đêm trước cổng trường để xin cho con học trái tuyến, thế nhưng, năm nay, sự việc không chỉ đơn giản là chờ đợi mỏi mòn để có một lá đơn, mà là cảnh bố mẹ xô đổ cả cổng trường. Đó là chiếc cổng của trường PTCS Thực nghiệm, một ngôi trường không hoành tráng về hình thức, không hội tụ các giáo viên hàng đầu Việt Nam...

Vậy thì tại sao các bậc phụ huynh lại phải đứng chờ thâu đêm suốt sáng trong mưa, tại sao phải chen lấn, nhẫn nhịn xếp hàng xin xỏ một anh công an trẻ măng cho lọt vào "top 5" lấy phiếu mua hồ sơ?

Đạp đổ cổng trường Thực nghiệm - đạp đổ nền giáo dục bảo thủ?
Phụ huynh ngồi chờ đợi trước cổng trường Thực nghiệm vào sáng 13/5

Các bậc phụ huynh này, hầu hết đều có địa vị, có tiền, họ đến bằng xe máy xịn hoặc xe hơi, thậm chí, họ cũng có mối quan hệ thân tình với các giáo viên trong trường, các cấp ngành.... nhưng quan hệ tiền tệ và bạn hữu không giúp họ được vào trước so với người khác ở cổng trường sáng 12 và 13/5.

Trong buổi sáng đó, một vị phụ huynh khẳng định rằng, chị không thích cho con học trường ở gần nhà, vì lớp đông, mà cô giáo hay mắng học sinh. Chị thích cho con vào trường Thực nghiệm vì ở đây, khi trẻ làm một bài văn cô giáo không chấm điểm thấp cao, đúng sai, mà quan trọng là trẻ thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của mình.

Sự việc xô đổ cổng trường, đạp lên nhau khiến những người có mặt tại trường Thực nghiệm sáng 12/5 cảm thấy xấu hổ, thương cảm cho chính mình. Thậm chí, hình ảnh này còn được phát đi phát lại nhiều lần, ở khắp các mặt báo, các chương trình thời sự...

Thế nhưng, họ không hối tiếc vì đã phải nhẫn nhịn, không hối tiếc cả việc không kiềm chế được bản thân, sự bột phát của trái tim những người làm cha, làm mẹ, mong muốn con được hưởng một nền giáo dục không giáo điều, không áp đặt, con được đến trường vui chơi, sáng tạo chứ không phải cày cuốc làm bài tập với một chiếc cặp sách nặng tới 5 kg, sau đó lại về nhà quần quật học thêm, làm bài...

Theo Luật Việt Nam chỉ có một chương trình học

Cách đây hơn 30 năm, Giáo sư Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của mô hình thực nghiệm đã đề xuất phương pháp công nghệ giáo dục. Phương pháp này đảo ngược với nền giáo dục của Việt Nam, như giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ trên VTC: "Tôi đề ra các nguyên tắc: học trò là trung tâm chứ không phải là thầy giáo; học là chơi chứ không phải là quá trình vật lộn đau khổ; học không có thi cử, không có chấm điểm... ".

Sau này, phương pháp của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã được áp dụng tại các trường tiểu học, mà tại Hà Nội đó chính là trường Thực nghiệm. Điều đáng nói là mô hình nhận được sự ủng hộ đông đảo của phụ huynh, thế nhưng, sau hơn 30 năm, giáo dục theo cách trên vẫn chỉ áp dụng ở 16 tỉnh thành, riêng Hà Nội chỉ có mỗi trường Thực nghiệm (theo tuyến công lập).

Trả lời trên báo chí, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, chương trình thực nghiệm được áp dụng bởi nhiều tính tích cực của phương pháp giáo dục như: tính tích cực, tính tự quản, tôn trọng tính sách tạo của học sinh... Tuy nhiên sẽ không thể triển khai đại trà bởi theo Luật Giáo dục, Việt Nam chỉ có một chương trình học và một chương trình sách giáo khoa hiện hành. Còn chương trình thực nghiệm chỉ mang tính thí nghiệm. Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng ở Việt Nam hơn 30 năm và đến nay đã thành công. Hiện nay có 16 tỉnh triển khai mô hình thực nghiệm này. Tuy nhiên, ở Hà Nội vì nhiều lý do mà chỉ duy trì một trường PTCS Thực nghiệm thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

Ông Lê Tiến Thành cũng khẳng định: "Trường nào ở Hà Nội có được cơ ngơi như trường Thực nghiệm? Bao nhiêu đất ở Hà Nội có được như trường Thực nghiệm? Phải chăng phụ huynh thích vào trường Thực nghiệm còn vì trường có cả cái sân chơi rộng rãi ấy và ở trung tâm? Bảo Bộ xây trường sao được. Thành phố phải xây chứ. Bộ lo chương trình, sách giáo khoa, chuẩn kỹ năng, hướng dẫn tổ chức lớp học, đánh giá… Bộ chỉ lo cái lớn. Còn quy hoạch là bài toán của địa phương".

Như vậy, với chỉ tiêu 140 học sinh lớp 1 cho mỗi năm, lượng hồ sơ bán ra gần 300, khoảng 600 thí sinh (tính theo số phiếu phụ huynh nhận được để mua hồ sơ), tỉ lệ chọi vào trường gần 1/4. 4 học sinh mong muốn vào trường sẽ chỉ có một em được "lọt vào", 3 em còn lại sẽ quay về ngôi trường bình thường.

Trong khi đó, theo Tuổi trẻ, nhiều hiệu trưởng trường “điểm” tại Hà Nội cho biết nếu nhà trường chọn phương thức bán đơn như trường Thực nghiệm cũng có thể diễn ra cảnh trèo rào, phá cổng tương tự.

Và rồi không biết bao nhiêu cánh cổng trường theo mô hình thực nghiệm sẽ còn bị đạp đổ, chỉ để mong con có một tuổi thơ đúng nghĩa hồn nhiên, trong sáng, không gánh nặng bài vở.

Đạp đổ cổng trường Thực nghiệm - đạp đổ nền giáo dục bảo thủ?
Chiếc cổng trường bị đạp đổ. (Ảnh Người Lao Động).

THỦY NGUYÊN

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Đang cập nhật dữ liệu !