Có hay không văn hóa 'chia tiền' ở Việt Nam?

Infonet - Chuyện chia sẻ tiền khi đi ăn, đi xem phim... của người nước ngoài không còn là lạ nhưng với người Việt, liệu có hay không văn hóa này?

"Ăn đồng chia đủ" mới tốt?

Chị Ngọc, một nhân viên hành chính chia sẻ, thi thoảng tranh thủ giờ rảnh buổi trưa, chị và bạn bè thường hẹn hò ăn uống. Khi là vì công việc, khi chỉ là những chia sẻ về những chuyện gia đình, cuộc sống. Nhưng dù là bạn bè hay là đồng nghiệp, điều đáng nói ở đây, chị Ngọc kể, đó là văn hóa "share tiền - chia tiền"  sau mỗi bữa ăn, sau mỗi chầu cà phê.

Chị Ngọc không biết văn hóa này có từ bao giờ, và có phải từ phương Tây du nhập vào Việt Nam hay không nhưng chuyện tiền bạc, tài chính luôn là vấn đề "nhạy cảm". Mới đầu, một số người bạn của chị còn tỏ ra ngần ngại khi phải sòng phẳng tiền bạc nhưng sau vài lần chia tiền như thế lâu rồi thành quen. Đa số bạn bè của chị Ngọc đều thấy thoải mái khi san sẻ với nhau nên chẳng ai phản đối gì.

Có hay không văn hóa 'chia tiền' ở Việt Nam? - ảnh 1
Sau mỗi cuộc ăn uống vui chơi giới trẻ thường có thói quen "share" tiền. Ảnh minh họa

Cũng giống như chị Ngọc, anh Nam, nhân viên IT cũng kể, buổi trưa do nhà xa và thời gian nghỉ chỉ 1 tiếng đồng hồ, anh thường cùng đồng nghiệp trong công ty đi ăn trưa cùng nhau. Hồi mới vào công ty, do chưa quen với "văn hóa ăn trưa" của mọi người nên lính mới như anh lanh chanh giành phần trả tiền.

Nhưng các anh chị đồng nghiệp ngay lập tức gạt phắt và bảo: "Bọn tớ toàn chia thôi. Cậu đừng làm thế mất hay". Thế là hóa đơn hết 210.000 đồng chia đều 7 người, mỗi người tự bỏ ra 30.000 cùng góp vào để trả. Theo anh Nam, như thế cũng hay, vì cùng làm với nhau chẳng ai nợ ai mà lại công bằng, đỡ phải nhìn nhau khó xử, rồi có khi lại còn ảnh hưởng đến công việc.

Còn anh Công, một du học sinh từ Mỹ về cũng chia sẻ, anh chơi thân với một cậu bạn và một cô bạn nữa. Cả 3 cùng là du học sinh Mỹ, người về nước trước, người về sau, mỗi người một công việc khác nhau. Rảnh rỗi, cả 3 tụ tập ăn tối, cà phê. Cuối buổi, giữa họ chẳng bao giờ có cảnh tranh nhau trả tiền mà hoàn toàn chia đều theo đầu người. Lần nào cũng thế, chưa bao giờ vì chuyện 2 đấng mày râu không chịu "bao" phái nữ mà tình cảm bạn bè giữa họ bị sứt mẻ.

Đến "tình phí" cũng "chia"!!!

Bạn Nga, sinh viên Đại học KHXH&NV nhớ lại câu chuyện mà một người chị đã kể lại cho Nga nghe, chị Nga có một người bạn yêu một anh thuộc họ "Ki". Có lần cô bạn đó đi mua áo, chàng điện thoại hỏi nàng đang ở đâu rồi lập tức phi đến.

Thấy người yêu đến, lại lăng xăng xắn tay áo vào chọn cùng, cũng "nhiệt tình" chê áo nọ, khen áo kia làm nàng như mở cờ trong bụng. Thế nhưng đến lúc thanh toán, chàng lờ lớ lơ quên mất hành động ga lăng, nói nhanh: "Anh ra lấy xe trước nhé" rồi chạy vù ra cửa, bỏ lại nàng đứng chưng hửng.

Theo Nga, thực ra vì cô bạn gái ấy quá quen với tâm lý người móc ví trả tiền bao giờ cũng phải là đấng nam nhi nên mới hụt hẫng, chứ còn giới trẻ ngày nay dù là tình bạn hay tình yêu, họ cũng không còn quá câu nệ chuyện này.

Đồng tình với quan điểm của Nga, chị Thanh, làm việc tại một cơ quan Nhà nước cũng cho rằng bạn bè mình khi yêu cũng không bao giờ nhất nhất quan niệm rằng, bạn trai phải trả tiền cho mình từ A đến Z. Thanh kể, cũng có nhiều bạn trai vẫn cương quyết đòi trả tiền khi đi ăn, đi uống nước hay đi xem phim.

 "Nếu là người con gái biết suy nghĩ cho mình và cho người yêu, chắc chắn cô ấy sẽ bằng cách này hay cách khác để bù đắp những thiệt thòi cho bạn trai của mình. Không phải chia đều 50/50 đâu, nhưng ví dụ như nếu anh ấy xếp hàng mua vé xem phim cho cả 2 thì người bạn gái đó có thể đi mua đồ ăn, nước uống. Hay chọn một dịp nào đó, mua một món quà nhỏ nhỏ tặng cho người yêu cũng là một cách "có qua có lại", Thanh bày tỏ.

Một bạn nam tên C. cũng cho biết, quan niệm yêu thì nam giới phải trả tiền ngày nay không còn nặng nề như xưa nữa. Có những trường hợp 2 người yêu nhau mà hoàn cảnh, điều kiện kinh tế không mấy khá khẩm, thì bữa này anh mời anh trả, bữa sau em mời em lại trả thì cũng là điều hoàn toàn bình thường.

"Hơn nữa, nữ giới ngày nay cũng có điều kiện hơn ngày xưa. Có những đôi yêu nhau nhưng bạn gái lại kiếm tiền nhiều hơn bạn trai, nếu quá câu nệ cứ con trai phải trả tiền thì chẳng mấy mà tình cảm rạn nứt. Tình cảm chỉ có thể bền vững khi họ biết chia sẻ với nhau cả về tiền bạc, kinh tế", C. cho biết.

Huyền Thanh

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !