Cô gái bỏ việc nhà nước để gây dựng thương hiệu dược liệu Cự Nẫm

Từ bỏ công việc ổn đinh, chị Giang về quê để trồng, chế biến cây dược liệu và ấp ủ ước mơ thị trường quốc tế…

Chị Nguyễn Thị Giang, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm (HTX dược liệu Cự Nẫm), ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, Quảng Bình cho hay: “Đến nay, chúng tôi đã sản xuất và đưa ra thị trường 8 loại sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm đều tập trung vào nhóm nâng cao sức khỏe cho con người và được khách hàng ưa chuộng. Trong đó có sản phẩm chúng tôi đã đưa ra thị trường nước ngoài”.

Với ước mơ phát triển cây dược liệu trên vùng gò đồi nên chị Giang đã bỏ công việc nhà nước ổn định để về quê khởi nghiệp từ đầu.

1

Vườn dược liệu cây thìa canh trồng hữu cơ tại HTX dược liệu Cự Nẫm. Ảnh: T.P

Bắt đầu từ năm 2015, vợ chồng chị Giang thực hiện trồng và phát triển diện tích cây dược liệu cà gai leo. Chị Giang cho hay, thời gian quay vòng vốn của cây dược liệu ngắn, ít sâu hại, lại hạn chế được sự tác động của thiên tai nên hiệu quả kinh tế cao hơn so với cây trồng khác.

Để sản xuất bền vững và hiệu quả, chị Giang luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nhằm bảo đảm thương hiệu và uy tín của sản phẩm. Toàn bộ diện tích trồng cây cà gai leo của nhà vườn đều được áp dụng quy trình trồng và chăm sóc cây nguyên liệu sạch, chỉ sử dụng các sản phẩm sinh học, như bánh dầu lạc (xác lạc đã ép kiệt dầu) và phân chuồng ủ hoai mục để bón cho cây trồng.

Đặc biệt, nhà vườn tuyệt đối không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, do đó, cây cà gai leo bảo đảm sạch hoàn toàn.

“Cây cà gai leo được trồng và chăm sóc đủ 6 tháng mới thu hoạch để có nhiều dược tính và chất lượng cao nhất. Vì là cây dược liệu nên chúng tôi rất chú trọng đến việc sản xuất an toàn”- chị Giang chia sẻ.

2

Giám đốc Nguyễn Thị Giang kiểm tra chất lượng cây dược liệu trước khi thu hoạch. Ảnh: T.P

Trong 3 năm đầu, nhà vườn chỉ trồng và bán nguyên liệu thô (được phơi khô) với giá từ 70.000-100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất, mỗi năm gia đình có lãi trên 100 triệu đồng.

Chị Giang nhớ lại: “Lúc đó, dù chỉ là khoản tiền không lớn, nhưng nhờ phát triển cây dược liệu mà kinh tế gia đình được cải thiện lên. Điều quan trọng là ươm được hy vọng phát triển cây dược liệu trên vùng gò đồi cho gia đình và bà con có thu nhập cao, ổn định”.

Gần cuối năm 2018, chị Giang bàn bạc với chồng là anh Nguyễn Thanh Bình, thành lập HTX dược liệu Cự Nẫm với 8 thành viên tham gia.

Trong đó, 7 thành viên là hộ dân trên địa bàn xã chủ yếu trồng và cung cấp nguyên liệu cây cà gai leo (với tổng diện tích khoảng 6ha trồng theo kiểu gối đầu vụ) để sản xuất thành phẩm cao cà gai leo.

Anh Bình cho biết: “Toàn bộ cây giống và quy trình trồng, chăm sóc cây cà gai leo đều được tôi chủ động giám sát để bảo đảm chất lượng nguyên liệu sạch theo yêu cầu”.

Để từng bước nâng cao chất lượng thành phẩm, HTX dược liệu Cự Nẫm đã đặt mua dây chuyền nấu cao theo quy trình sản xuất ngành dược. Tiếp theo, HTX đầu tư dây chuyền đóng gói hiện đại và kiểm tra chất lượng sản phẩm, đồng thời đăng ký công bố chất lượng sản phẩm dược liệu chất lượng cao.

Khi chúng tôi đến thăm, HTX dược liệu Cự Nẫm đang bắt đầu vụ thu hoạch lứa cà gai mới. Trước đó, chị Giang cũng đã ra tận vườn kiểm tra chất lượng cây dược liệu trước khi thu hoạch.

Chị Giang  cho biết, hiện HTX dược liệu Cự Nẫm đã có các sản phẩm như: cao cà gai leo, cao thìa canh, tinh nghệ mật ong...

3

Dây chuyền sản xuất đóng gói sản phẩm dược liệu. Ảnh: T.P

“Qua 4 năm xây dựng và phát triển, HTX dược liệu Cự Nẫm đã mở rộng diện tích, liên kết với nhiều hộ dân trồng cây dược liệu trên địa bàn xã và các xã lân cận với diện tích khoảng 15 ha. Trong đó, chủ yếu là diện tích cây cà gai leo, thìa canh, chè vằng, xuyên tâm liên…”- chị Giang nói.

Cũng theo chị Giang, hiện mỗi năm, HTX dược liệu Cự Nẫm cung ứng ra thị trường từ 10-13 tấn sản phẩm các loại. Các sản phẩm chủ yếu hỗ trợ trị tiểu đường, mát gan, thanh lọc cơ thể, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực…

Qua đó, giải quyết việc làm thường xuyên cho 35 lao động thường xuyên và thời vụ với mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. “Doanh thu của chúng tôi hàng năm khoảng 5 tỷ đồng và có lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng”- chị Giang bộc bạch.

4

Sản phẩm dược liệu của HTX dược liệu Cự Nẫm ngày càng đa dạng, chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: T.P

Cao cà gai leo do HTX dược liệu Cự Nẫm sản xuất là sản phẩm OCOP được thị trường ưa chuộng, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã. Cứ 3 ngày, HTX nấu được một mẻ cao cà gai leo khoảng 5kg, xuất thành phẩm được 50 hộp (loại 100g/hộp).

 “Tất cả các sản phẩm của HTX đều được dán nhãn QR-code truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng”- chị Giang nói thêm.

Cuối năm ngoái, chị Giang thực hiện liên kết với Công ty Oxalis và một số khách sạn, như Sơn Đoòng Bungalow, Phương Nam ở Phong Nha… để giới thiệu sản phẩm, được khách du lịch trong và ngoài nước đánh giá cao và giới thiệu nhau tìm mua.

Theo NNVN

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.

Những điểm sáng báo hiệu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản (BĐS) quý IV/2023 có nhiều cải thiện rõ nét so với những quý trước do niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố, lãi suất giảm, nguồn cung đa dạng hơn.

Loại quả đặc sản Sơn La dân hái không kịp bán, ở Hà Nội đắt nhất giá 1 triệu/kg

Trên rẻo cao huyện miền núi của tỉnh Sơn La, người nông dân tất bật thu hái những trái dâu tây chín đỏ, căng mọng. Quả đặc sản này đang đổ về Hà Nội với giá bán cao ngất ngưởng, có loại lên tới 1 triệu đồng/kg.

Ngân hàng thẩm định giá để rao bán khoản nợ gần 500 tỷ đồng của 'đại gia vàng'

Agribank Chi nhánh 4 đang thông báo chào phí thẩm định giá toàn bộ khoản nợ của CTCP Kinh doanh đá quý và trang sức Đức Tiến, tại Agribank chi nhánh 4 để làm cơ sở xác định giá khởi điểm bán đấu giá công khai khoản nợ của 'đại gia vàng' này.

'Khẩu vị' LPBank, bầu Thụy đang rót tiền vào những đích ngắm nào?

Liên tiếp các động thái gần đây cho thấy LPBank do bầu Thụy làm Chủ tịch HĐQT đang đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực bất động sản, năng lượng, và nông nghiệp thông qua các “Thoả thuận hợp tác toàn diện”.

Tôm hùm bông 2.000 tỷ khó xuất sang Trung Quốc: Người nuôi kêu cứu khẩn cấp

Tôm hùm bông cho doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng một năm. Thế nhưng, người nuôi đang điêu đứng, kêu cứu khẩn cấp do xuất khẩu sang Trung Quốc ách tắc, vùng nuôi không phù hợp, thời gian kiểm dịch con giống nhập khẩu chưa phù hợp.

Ông Tây tham vọng ươm tạo hàng chục startup triệu đô tại Việt Nam

Quan tâm đến hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, nhưng Shark Erik không chỉ rót vốn mà còn dành đến 200-300 tiếng tham gia huấn luyện các startup ngay từ giai đoạn thai nghén dự án.

Cổ phiếu tăng nóng, Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức có quyết định bất ngờ

Sau khi công bố Công ty cổ phần Chứng khoán LPBank cùng hai nhà đầu tư mua 130 triệu cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai với tổng giá trị 1.300 tỷ đồng, công ty của bầu Đức bất ngờ hủy danh sách trên với lý do "báo cáo sai sót".

Agribank - 7 năm liên tiếp vào top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

Năm 2023, Agribank đứng vị trí thứ 6 trong danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.